Trung tâm cứu hộ gấu Agra tại Ấn Độ sắp tới sẽ chào đón thêm hai chú gấu con được giải cứu sau khi chúng bị bắt nhảy múa giữa đường.
Thông thường những chú rùa hai đầu sẽ không sống sót nổi qua vài năm. Nhưng chú rùa Janus với thân hình hiếm gặp được xem là sống lâu nhất thế giới đang kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25 vào ngày hôm nay 3/9.
Video: Reuters
Rùa được biết đến là loài vật sống thọ có thể trên 100 năm, nhưng với trường hợp rùa hai đầu như Janus có thể sống lâu như này là cực kì hiếm. Ngày hôm nay 3/9, Janus đã đón chào tuổi sinh nhật lần thứ 25 cùng với sự vui mừng của đông đảo người yêu động vật trên khắp thế giới.
Chú rùa được nở ra vào năm 1997 tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Geneva. Với chiếc đầu giống một vị thần La Mã của Hy Lạp, chú rùa được đặt tên theo vị thần Janus. Chú rùa được xem là ngôi sao của viện Bảo tàng vì sở hữu ngoại hình kì lạ và độc đáo.
Rùa hai đầu là hiện tượng cực hiếm. Vì đối mặt với việc không thể tự rụt đầu vào mai như những con rùa thông thường khác, rùa này rất dễ bị các vấn đề sức khỏe như bệnh nhiễm trùng.
Bà Bourgoin và nhóm chăm sóc tin rằng đây là con rùa hai đầu già nhất thế giới nên luôn đáp ứng mọi nhu cầu của chú. Họ cho Janus ăn salad hữu cơ, mát-xa hàng ngày, tắm bằng trà xanh và hoa cúc. Để rèn luyện sức khỏe, Janus thường xuyên đi bộ hoặc cưỡi trên ván trượt được đặt làm riêng.
Bà Bourgoin nói: “Tôi nghĩ rằng đó là vì sự quan tâm và tận tâm mà chúng tôi dành cho Janus nên nó vẫn ở đây cho đến ngày hôm nay".
Janus được giám sát liên tục để tránh trường hợp bị lật ngửa vì điều này có thể gây tử vong. Janus đã từng sống sót sau ca mổ sỏi bàng quang vào năm 2020. Đầu của chú cần được điều trị định kỳ bằng vaseline để ngăn chúng không bị đau sau khi cọ xát với nhau.
Hai cái đầu với hai tính cách cũng tạo ra tâm trạng và sở thích khác nhau, đôi khi có thể dẫn đến xung đột, chẳng hạn như nên đi theo hướng nào.
Bà Bourgoin nói: "Đầu bên phải của Janus thì tò mò hơn, tỉnh táo hơn, nó có tính cách mạnh mẽ hơn nhiều. Đầu bên trái thụ động và thích ăn hơn".
Linh Trang (Reuters)
Khu bảo tồn "Giải cứu Tinh tinh" ở Florida, Hoa Kỳ sẽ mở cuộc triển lãm tranh vào ngày 30/11. Điều đặc biệt của cuộc triển lãm này trưng bày các tác phẩm nghệ thuật được vẽ bởi những chú tinh tinh đang cư trú tại đây.
Linh TrangNgủ cùng với thú cưng sẽ tùy vào lựa chọn của mỗi người, nhưng bạn cần cân nhắc những ưu nhược điểm để đưa ra giải pháp tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của bản thân.
Linh TrangCác nhà khoa học ở Pháp vừa tìm ra một loài kiến lửa nhỏ siêu nguy hiểm kích thước chỉ 1,5 mm, có thể gây ra những vết đốt rất đau đớn.
Linh TrangVào mùa thu hàng năm, trong 5 ngày tổ chức Lễ hội ánh sáng tại Nepal, ngày thứ hai sẽ là ngày dành riêng cho các chú chó với mục đích cảm ơn lòng trung thành và sự đáng yêu hết mực của loài này.
Linh TrangMột chú chó bị bỏ rơi nay đã trở thành linh vật đặc biệt của sở cảnh sát Brazil. Chú chó cũng trở thành một trong những động vật được yêu thích ở nước này, được mọi người yêu mến gọi là 'hạ sĩ'.
Linh TrangCông viên West Midland Safari (Anh) vừa thông báo về sự ra đời của ba chú chồn con meerkat (chồn đất châu Phi). Đây là lứa đầu tiên được sinh ra sau hơn 9 năm nuôi chồn của công viên này.
Linh TrangLoài sên biển nhiều màu quý hiếm có tên Babakina anadoni đã được một thợ lặn tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển Scilly Isles, quần đảo Cornwall nằm ở phía tây nam nước Anh.
Linh TrangLoài chó thường giao tiếp với chủ nhân và các động vật khác thông qua ngôn ngữ cơ thể. Không phải là một phản xạ vô điều kiện, vẫy đuôi cũng là biểu hiện nói lên tâm trạng và cảm xúc của các cún cưng.
Linh TrangGiống kỳ nhông khổng lồ, dễ thương Axolotls đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi ô nhiễm môi trường và đô thị hoá.
Linh TrangLoài sứa hoa đào là một loài sứa hiếm đã tồn tại hơn 600 triệu năm và đang được nhà nước Trung Quốc bảo vệ ở cấp cao nhất. Mới đây, một người dân đã phát hiện hàng trăm con sứa hoa đào ở một ao nước ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc.
Linh TrangSau vài phút huấn luyện mỗi ngày, kiến có thể phân biệt giữa tế bào của một người khỏe mạnh với tế bào người mắc ung thư.
Nguyên Trân
Bình luận