Thứ Sáu 31/03/2023 10:25

Thú cưng news

Việt Nam thành lập Khu bảo tồn Rùa Hoàn Kiếm

Thứ Tư 14:19 Ngày 25/09/2019
send email print

Rùa Hoàn Kiếm được biết đến là loài rùa quý hiếm nhất thế giới. Sau cái chết của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc tháng 4 năm nay, cả thế giới chỉ còn 3 cá thể

Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, khu bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới sẽ được thiết lập tại Thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi sinh sống của hai trong ba cá thể rùa Hoàn Kiếm còn lại trên thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2030. Mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững các quần thể rùa nguy cấp của Việt Nam và môi trường sống của chúng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu trên, một số giải pháp sẽ được triển khai trong đó thành lập ba khu bảo tồn loài và sinh cảnh mới cho các loài rùa cạn và rùa nước ngọt nguy cấp. Dự kiến triển khai đối với quần thể rùa Hoàn Kiếm tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, loài rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) tại khu vực huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và nhóm các loài rùa hộp thuộc giống Cuora tại khu vực huyện Đông Hòa và Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

Ngoài ra, cơ quan chức năng phối hợp các tổ chức quốc tế sẽ xây dựng, thực hiện các dự án phục hồi quần thể đối với một số loài rùa cạn và rùa nước ngọt thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Khánh Hòa.

Trước đó, các nhà khoa học sẽ điều tra, đánh giá hiện trạng các loài rùa nguy cấp tại Việt Nam. Nghiên cứu xác định khu vực phân bố của các loài rùa nguy cấp, áp dụng, thử nghiệm các phương pháp nghiên cứu hiện đại hỗ trợ công tác nghiên cứu và bảo tồn các loài rùa nguy cấp tại Việt Nam.

Rùa Hoàn Kiếm được biết đến là loài rùa quý hiếm nhất thế giới. Sau cái chết của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc vào tháng 4 năm nay, cả thế giới chỉ còn 3 cá thể được biết đến. Một cá thể đực ở Trung Quốc. Hai cá thể ở Việt Nam gồm một cá thể ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội) và một cá thể ở hồ Xuân Khanh (Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh mới được phát hiện năm 2018 bằng kỹ thuật gene môi trường.

Các nhà bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) cũng cho rằng có sự tồn tại của một cá thể rùa Hoàn Kiếm khác ở hồ Đồng Mô, đã được một số nhà bảo tồn tận mắt nhìn thấy. Tuy nhiên điều này là chưa đủ để khẳng định sự tồn tại cá thể rùa Hoàn Kiếm thứ ba ở Việt Nam.

Trước đó, sau phát hiện rùa ở hồ Xuân Khanh, UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch Bảo tồn các cá thể giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm) tại các hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030 với mục tiêu lâu dài ngăn chặn sự suy giảm, từng bước phục hồi, cải thiện và tăng số lượng rùa Hoàn Kiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trước mắt tập trung bảo vệ an toàn rùa Hoàn Kiếm tại 2 hồ, nghiên cứu xây dựng cơ sở bảo tồn rùa Hoàn Kiếm đồng thời tiến hành điều tra, xác minh số lượng cá thể, giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và Xuân Khanh. Dự kiến giai đoạn 2021- 2025 sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được.

Từ đó đến 2026 sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản, ương nuôi giống loài rùa Hoàn Kiếm, tiến tới phục hồi quần thể loài rùa quý hiếm nhất thế giới và là biểu tượng tâm linh của người Hà Nội.

Hiện nay, việc phục hồi quần thể rùa Hoàn Kiếm chỉ còn hy vọng ở phía Việt Nam sau cái chết của cá thể rùa cái ở Trung Quốc. Cá thể rùa đực ở Trung Quốc được nhận định quá già và chức năng sinh sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên đến nay, phía Việt Nam vẫn chưa xác định được giới tính của 2 cá thể Rùa Hoàn Kiếm còn lại.

Theo TPO

Link gốc:

Tổng hợp những pha ngồi... bàn thờ siêu đỉnh

Gia chủ ngao ngán trước cảnh Quàng thượng, cún yêu ''an tọa' trên bàn thờ. Thay vì đánh đập, nhiều gia chủ phải tự bảo vệ lấy bàn thờ của mình trước kẻ xâm lấn.

90 tuổi sinh con đầu lòng: Loài nào mà vô địch vậy?

Cụ rùa Pickles, cùng họ với rùa Astrochelys radiata, đã sống cùng người bạn đời của mình (53 tuổi) từ năm 1996 và đón lứa con đầu tiên hồi tháng 2 vừa qua.

Những động vật chung tình nhất quả đất

Những động vật này yêu nhau say đắm, chung tình. Có loài sau khi "yêu nhau" sẽ gắn bó với nhau trong rất nhiều năm cho đến khi 1 trong 2 con chết.

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC