Thứ Bảy 23/09/2023 21:06

Hỏi đáp

Vì sao rắn không có chân?

Thứ Năm 16:00 Ngày 13/06/2019
send email print

Các nhà khoa học đã giải mã bí ẩn lớn nhất từ trước đến nay của loài rắn chỉ từ một hóa thạch có niên đại trên 90 triệu năm.

Rắn có từ rất lâu trước khi con người xuất hiện và tồn tại tới tận ngày nay với sự thích nghi hoàn hảo. Chúng xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên Trái đất (trừ Nam Cực).

Loài rắn cổ đại từng có chân

Đối với các nhà khoa học, một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản: Tại sao loại rắn mất chân vẫn là một bí ẩn cho tới gần đây.

Giả thuyết cũ về việc loài rắn mất đi đôi chân

Tại sao đôi chân này lại mất đi?

Trước kia rắn cũng từng có chân như những loại động vật khác.

Theo báo cáo mới đây của Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia tại Paris, nghiên cứu chỉ ra loài rắn đã tiến hóa từ một dạng thằn lằn từng sống chui rúc trong hang trên đất liền (được đăng trên Journal of Vertebrate Paleontology).

Hóa thạch loài rắn Eupodophis descouensi được Alexandra Houssaye nghiên cứu và đưa ra kết luận

Trưởng nhóm nghiên cứu Alexandra Houssaye và đồng sự còn cho rằng rắn mất đi đôi chân để phù hợp với cảnh chui rúc trong hang sâu hoặc bơi lội dưới đại dương.

Hình chụp sọ não hóa thạch loài rắn và bò sát ngày nay

Bằng chứng mới phá vỡ niềm tin cũ

Rắn từng có chân và tiến hóa từ một loài bò sát trên cạn

Nhưng niềm tin đó đã bị phá vỡ gần đây khi nhà khoa học địa lý Hongyu Yi từ Đại học Edinburgh sau khi chụp cắt lớp hóa thạch còn sót lại của tai trong một hóa thạch của hậu duệ loài này: Loài Dinilysia patagonica.

Loài Dinilysia patagonica

Theo đó nghiên cứu chỉ ra rằng loài rắn đã mất đi đôi chân để thích nghi với cuộc sống rình mồi trong bụi rậm.

Hongyu Yi và các nhà nghiên cứu lịch sử tự nhiên từ viện bảo tàng Mỹ đã xây dựng một mô hình 3D nhằm so sánh tai trong của hóa thạch với loài rắn hiện đại và bò sát.

Kết quả chụp CT cho phép xây dựng một bức tranh lập thể về xương sọ loài này, họ phát hiện ra rằng chúng đều có cấu trúc tương đồng:

“Chúng ta sẽ không thể biết được chỉ khi nhìn vào bên trong cấu trúc xương sọ” Edinburgh cho hay.

Cấu tạo tai trong cho phép các nhà khoa học biết được nguồn gốc loài rắn

“Điều này thật ngạc nhiên nhưng nó trùng khớp giả thuyết về việc loài rắn thật sự khởi đầu như một kẻ đào bới.

Và chúng đã thích nghi tốt với kiểu sống đó, hay có lẽ còn săn bắt dưới lòng đất. Chúng có thể xác định vị trí và trốn chạy những kẻ đi săn hay phát hiện con mồi từ dưới mặt đất”. Edinburgh nói.

Rắn không mất đi đôi chân để bơi lội như giả thuyết ban đầu

Một số loài rắn cổ xưa còn có chân để leo trèo thông qua các hóa thạch để lại. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu kết luận loài rắn đã tiến hóa từ một sinh vật trên cạn hơn là dưới biển.

Nghiên cứu này còn mở ra hướng nghiên cứu mới về việc tiến hóa của nhiều sinh vật khác với cùng phương pháp.

Theo Soha

Link gốc:

Bí ẩn rừng Amazon: Ngoại hình loài chim ám ảnh con người

Chúng là Potoo Potoo, chủ yếu sinh sống trong rừng rậm Amazon. Chim Potoo Potoo có ngoại hình ám ảnh, đáng sợ với đôi mắt to cùng cái miệng rộng. 

Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tách chiết thành công ARN từ hổ Tasmania, loài thú có túi ăn thịt sống ở Australia và tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ.

Cách cắt tỉa lông chó tại nhà

Nếu bạn muốn tự tay tạo kiểu lông cho cún cưng, hãy cẩn thận với kéo và tông đơ. Hãy chắc chắn bạn sử dụng đúng thiết bị và làm theo 5 bước sau. 

Hổ Bengal nuôi trong khu du lịch Vườn Xoài sinh 7 hổ con

Hai con hổ Bengal trong khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vừa đẻ theo phương pháp tự nhiên được 7 hổ con.

Phát hiện hươu cao cổ không đốm duy nhất trên thế giới

Đài CBS mới đây đưa tin sở thú Brights Zoo tại bang Tennessee, Mỹ vào ngày 31-7 đã chào đón một cô hươu cao cổ con không đốm cực kỳ quý hiếm.

Việt Nam lần đầu thả cặp chim hồng hoàng về tự nhiên

Sau bốn năm chăm sóc, phục hồi bản năng, sáng 21/8, tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cặp chim hồng hoàng được thả về tự nhiên.

Quảng Nam: Nghé con có hai đầu, ba mắt

Người dân đổ xô đến xem con trâu của gia đình nông dân ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình sinh nghé có hai đầu, ba mắt, hai miệng, hai lưỡi.

Giải mã giống gà đen từ xương đến nội tạng

Gà Ayam Cemani là một trong những sinh vật đen nhất hành tinh do đột biến gene kế thừa từ loài chim sống cách đây hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay. Nhờ đó họ phát hiện một loài mới: Promachocrinus fragarius

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC