Thứ Bảy 23/09/2023 20:41

Thú cưng news

Vì sao khỉ đột núi có nguy cơ nhiễm nCoV?

Thứ Tư 15:58 Ngày 01/04/2020
send email print

Khỉ đột núi dễ bị tổn thương bởi các bệnh về đường hô hấp tương tự con người nên có thể ảnh hưởng bởi Covid-19, giới chuyên môn cảnh báo.

Khỉ đột núi hiện được xếp vào nhóm động vật cực kỳ nguy cấp. Ảnh: Associated Press.

Cảm lạnh thông thường cũng có thể giết chết một con khỉ đột lớn, theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF). Vườn quốc gia Virunga ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi sinh sống của khoảng 1/3 khỉ đột núi trên thế giới, sẽ cấm khách tham quan đến ngày 1/6 sau khi các nhà khoa học cảnh báo virus corona có thể lây từ người sang các loài linh trưởng, ABC News hôm 22/3 đưa tin. Nước láng giềng Rwanda cũng tuyên bố tạm ngừng hoạt động nghiên cứu và du lịch tại ba công viên quốc gia của nước này để bảo vệ khỉ đột núi và tinh tinh.

Trên thế giới hiện chỉ còn khoảng 1.000 con khỉ đột núi sinh sống bên trong các khu bảo tồn ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda và Rwanda. Mặc dù hoạt động dựa vào nguồn thu chính từ du lịch, quyết định đóng cửa vườn quốc gia Virunga đã được các nhà bảo tồn trong khu vực hoan nghênh.

"Chúng ta được cảnh báo rằng khỉ đột rất nhạy cảm với các bệnh ở người. Nếu bất cứ ai bị cúm hoặc cảm lạnh, họ sẽ không được phép đến gần khỉ đột. Virus corona có thời gian ủ bệnh dài và một số trường hợp thậm chí còn không có triệu chứng. Do đó, khách tham quan trong mùa dịch thực sự có thể khiến những con khỉ đột gặp nguy hiểm", Paula Kahumbu, giám đốc điều hành của nhóm bảo tồn động vật hoang dã có trụ sở tại Kenya nhấn mạnh.

Bệnh tật cùng với nạn săn trộm và mất môi trường sống là những nguyên nhân chính khiến số lượng khỉ đột núi suy giảm nghiêm trọng trong thế kỷ qua. Các nhà bảo tồn cho biết sẽ thực hiện mọi nỗ lực có thể để cứu loài linh trưởng quý hiếm này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Theo VNE  

Link gốc: https://vnexpress.net/khoa-hoc/khi-dot-nui-co-nguy-co-nhiem-ncov-4073457.html

Bí ẩn rừng Amazon: Ngoại hình loài chim ám ảnh con người

Chúng là Potoo Potoo, chủ yếu sinh sống trong rừng rậm Amazon. Chim Potoo Potoo có ngoại hình ám ảnh, đáng sợ với đôi mắt to cùng cái miệng rộng. 

Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tách chiết thành công ARN từ hổ Tasmania, loài thú có túi ăn thịt sống ở Australia và tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ.

Cách cắt tỉa lông chó tại nhà

Nếu bạn muốn tự tay tạo kiểu lông cho cún cưng, hãy cẩn thận với kéo và tông đơ. Hãy chắc chắn bạn sử dụng đúng thiết bị và làm theo 5 bước sau. 

Hổ Bengal nuôi trong khu du lịch Vườn Xoài sinh 7 hổ con

Hai con hổ Bengal trong khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vừa đẻ theo phương pháp tự nhiên được 7 hổ con.

Phát hiện hươu cao cổ không đốm duy nhất trên thế giới

Đài CBS mới đây đưa tin sở thú Brights Zoo tại bang Tennessee, Mỹ vào ngày 31-7 đã chào đón một cô hươu cao cổ con không đốm cực kỳ quý hiếm.

Việt Nam lần đầu thả cặp chim hồng hoàng về tự nhiên

Sau bốn năm chăm sóc, phục hồi bản năng, sáng 21/8, tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cặp chim hồng hoàng được thả về tự nhiên.

Quảng Nam: Nghé con có hai đầu, ba mắt

Người dân đổ xô đến xem con trâu của gia đình nông dân ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình sinh nghé có hai đầu, ba mắt, hai miệng, hai lưỡi.

Giải mã giống gà đen từ xương đến nội tạng

Gà Ayam Cemani là một trong những sinh vật đen nhất hành tinh do đột biến gene kế thừa từ loài chim sống cách đây hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay. Nhờ đó họ phát hiện một loài mới: Promachocrinus fragarius

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC