Có rất nhiều Sen nuôi chó mèo nhưng không hề biết, cũng như người, thú cưng cần phải được bổ sung canxi đầy đủ, tránh các bệnh nguy hiểm.
Bạn Hồng Hạnh (TP.HCM) có chia sẻ trên facebook về tình trạng thiếu canxi ở cún cưng khi bé đang nuôi con nhỏ. Bạn Hạnh than thở: “Mọi người cho em hỏi, bé nhà em mới sinh bị thiếu canxi. Hiện 2 chân sau của bé không di chuyển được nhiều. Em có dẫn đi tiêm canxi rồi. Mọi người đã có bé bị như vậy chưa ạ? Có cách nào giúp bé đi lại được không chứ em nhìn bé không đi được nhìn tội lắm”.

Hay bạn Hải (Cần Thơ) cũng khá bi quan khi hỏi những người nuôi cún cưng trên mạng xã hội: “Bé cún nhà mình bị thiếu canxi, phần chân và mông của bé khá yếu, đi vài bước là khuỵ xuống. Mình phải làm sao bây giờ?”.
Có thể nói, vấn đề thiếu hụt canxi trên thú cưng gây ra hậu quả dễ thấy, khi thú cưng gần như không di chuyển được và gây trở ngại lớn trong cuộc sống của cả Sen lẫn Boss.
Nhưng thiếu hụt canxi thực sự nguy hiểm như thế nào? Có phải chỉ là ảnh hưởng bề ngoài, dẫn tới việc di chuyển khó khăn không thôi?
Trả lời về vấn đề này, Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Thị Mỹ Hạnh, Bệnh viện thú y Petpro cho biết: “Nếu thú cưng của bạn có mức canxi thấp hơn bình thường trong máu, điều đó báo hiệu một tình trạng sức khỏe không tốt, chúng sẽ có nguy cơ bị chứng hạ canxi huyết.
Canxi trong cơ thể động vật đóng vai trò quan trọng như tham gia hình vào hình thành xương, răng, giúp đông máu, sản xuất sữa. Canxi còn tham gia vào nhóm tế bào cơ, tế bào tim, tế bào mắt.
Ngoài ra, canxi còn tham gia vào chuyển hóa hormone và enzyme. Do đó, thiếu hụt canxi trên thú cưng là một tình trạng nghiêm trọng cần điều trị ngay lập tức, vì nếu để lâu sẽ dẫn đến rối loạn nhiều cơ quan và các chức năng khác có khả năng gây chết vì ngưng tim đột ngột”.
Các triệu chứng thiếu canxi trên thú cưng

Theo BS Hạnh, tùy mức độ thiếu hụt canxi trong máu nhiều hay ít mà có biểu hiện bên ngoài với 1 hay nhiều dấu hiệu khác nhau từ run nhẹ đến co giật tím tái, ngưng tim… Thường xuất hiện một số triệu chứng phổ biến như:
Trường hợp nhẹ: thú cưng sẽ bị co giật cơ bắp và run rẩy 4 chân đứng không vững, hay 2 chân ngồi bẹt duỗi sang 2 bên như dạng chân ếch, yếu ớt, sốt nhẹ, ói, bỏ ăn. Trong trường hợp này, hàm lượng canxi thường bằng hay thấp hơn cận min 5% ( tầm 7.0 mg/ dL ) dạng này hay xảy ra trên thú non đang lớn có nhu cầu canxi cao nhưng không cung cấp đủ.
Trường hợp nặng: Thú cưng sẽ có dáng đi xiêu vẹo, thường thấy nhất là bại 2 chân sau, lúc đi được lúc không. Nặng hơn, thú cưng sẽ co cứng không điều phối được 4 chân, thở hổn hển, tím tái, rung giật hàm, chảy nhiều nước dãi, sốt rất cao từ 39.5-41,5độ.
Nếu thú cưng đang cho con bú thì bầu sữa sẽ căng to nhưng không tiết sữa, thường xảy ra trên chó mẹ có nhiều con và thường vào ban đêm hơn ban ngày, trong trường hợp này hàm lượng canxi thấp hơn cận min 10% (tầm 6.75mg/ dL).
Bài 2: Các nguyên nhân gây thiếu hụt canxi trên thú cưng
PV