Thứ Bảy 23/09/2023 20:55

Hỏi đáp

Tại sao da hổ có sọc?

Thứ Năm 15:00 Ngày 13/06/2019
send email print

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tìm được bằng chứng thực tế cho lý thuyết mà nhà toán học nổi tiếng người Anh Alan Turing đưa ra 60 năm trước về cơ chế tạo nên những mô hình sinh học như các sọc trên lông hổ hay đốm trên da.

Turing cho rằng những mô hình lặp lại trên da, lông động vật được tạo thành bởi một cặp tạo hình kết hợp với nhau như một chất hoạt hóa và một chất ức chế.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu ở ĐH Hoàng gia London chứng minh được lý thuyết của nhà giải mật mã nổi tiếng bằng các thí nghiệm có thể đóng góp đáng kể cho nền y học phục hồi.

Những sọc vằn trên da hổ được tạo nên bởi một cặp tạo hình.

Để thử nghiệm lý thuyết này, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự phát triển của vết gợn trên mũi chuột.

Khi nghiên cứu trên tế bào phôi thai chuột, nhóm nhà khoa học phát hiện một cặp tạo hình kết hợp với nhau để quyết định vị trí tạo thành các vết gợn. Những hóa chất này kiểm soát hoạt động của nhau, kích hoạt và ức chế việc tạo ra và mô hình các vết gợn.

Turing (Alan Mathison Turing) là người đã giải những bí mật của quân đội Đức được tạo nên bởi chiếc máy Enigma nổi tiếng. Đóng góp này đã giúp quân đội Anh chiến thắng trên chiến trường Thái Bình Dương. Công trình của Turing đã đặt nền tảng cho việc tạo ra máy tính hiện đại, vì thế ông được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 người quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Tuy nhiên, Turing bị chính phủ Anh phớt lờ một cách đáng xấu hổ, vì thế ông tự vẫn vào năm 1954 sau khi bị kết tội đồng tính và bị buộc phải sử dụng liệu pháp hormone.

Năm 2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown thay mặt chính phủ chính thức đưa ra một lời xin lỗi rõ ràng đến Turing vì những cáo buộc “kinh hoàng” và “hoàn toàn không công bằng” mà ông phải chịu đựng.

Theo Đất Việt

Link gốc:

Bí ẩn rừng Amazon: Ngoại hình loài chim ám ảnh con người

Chúng là Potoo Potoo, chủ yếu sinh sống trong rừng rậm Amazon. Chim Potoo Potoo có ngoại hình ám ảnh, đáng sợ với đôi mắt to cùng cái miệng rộng. 

Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tách chiết thành công ARN từ hổ Tasmania, loài thú có túi ăn thịt sống ở Australia và tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ.

Cách cắt tỉa lông chó tại nhà

Nếu bạn muốn tự tay tạo kiểu lông cho cún cưng, hãy cẩn thận với kéo và tông đơ. Hãy chắc chắn bạn sử dụng đúng thiết bị và làm theo 5 bước sau. 

Hổ Bengal nuôi trong khu du lịch Vườn Xoài sinh 7 hổ con

Hai con hổ Bengal trong khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vừa đẻ theo phương pháp tự nhiên được 7 hổ con.

Phát hiện hươu cao cổ không đốm duy nhất trên thế giới

Đài CBS mới đây đưa tin sở thú Brights Zoo tại bang Tennessee, Mỹ vào ngày 31-7 đã chào đón một cô hươu cao cổ con không đốm cực kỳ quý hiếm.

Việt Nam lần đầu thả cặp chim hồng hoàng về tự nhiên

Sau bốn năm chăm sóc, phục hồi bản năng, sáng 21/8, tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cặp chim hồng hoàng được thả về tự nhiên.

Quảng Nam: Nghé con có hai đầu, ba mắt

Người dân đổ xô đến xem con trâu của gia đình nông dân ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình sinh nghé có hai đầu, ba mắt, hai miệng, hai lưỡi.

Giải mã giống gà đen từ xương đến nội tạng

Gà Ayam Cemani là một trong những sinh vật đen nhất hành tinh do đột biến gene kế thừa từ loài chim sống cách đây hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay. Nhờ đó họ phát hiện một loài mới: Promachocrinus fragarius

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC