Thứ Ba 06/06/2023 17:53

Bạn đã biết ?

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Thứ Bảy 11:31 Ngày 25/03/2023
send email print

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Săn sứa ma

Các nhà sinh vật học đến từ Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey (Mbari) ghi hình sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) trôi nổi dưới nước với những cánh tay miệng trải dài ở độ sâu 975 m. Đây là một trong số 9 lần nhóm nghiên cứu ở Mbari bắt gặp sinh vật ẩn dật này sau hàng nghìn chuyến lặn bằng tàu ngầm. "Mẫu vật sứa ma khổng lồ được thu thập lần đầu tiên năm 1899. Kể từ sau đó, các nhà khoa học mới chỉ trông thấy chúng khoảng 100 lần", Mbari cho biết.

Sứa ma khổng lồ thuộc hàng sứa lớn nhất hành tinh, xuất hiện ở những vùng biển sâu nhất ở tất cả đại dương trên thế giới trừ Bắc Cực. Theo Mbari, số lần đụng độ loài sứa này rất hiếm hoi bởi chúng thường sống ở quá sâu so với phạm vi tiếp cận của con người hoặc tàu ngầm điều khiển từ xa. Phần thân hình chuông của sứa ma có thể rộng hơn một mét trong khi cánh tay miệng giống sợi ruy băng của chúng dài tới hơn 10 m.

Giới nghiên cứu chưa biết nhiều về sứa ma nhưng họ cho rằng chúng sử dụng cánh tay miệng để bắt mồi và lùa thức ăn vào miệng. Chúng đẩy cơ thể qua làn nước tối đen dưới biển sâu nhờ các xung định kỳ từ phần đầu màu cam phát sáng nhẹ. Trước khi triển khai tàu ngầm điều khiển từ xa như tàu ngầm sử dụng trong chuyến thám hiểm này, các nhà khoa học thường dùng lưới rà để bắt động vật ở biển sâu. Phương pháp này khá lý tưởng để nghiên cứu một số loài nhưng không phải sứa. Mbari cho biết lưới rà rất hữu ích khi nghiên cứu sinh vật chắc khỏe như cá, động vật giáp xác và mực nhưng sứa sẽ tan rã thành chất nhờn dính ở lưới.

Sứa nằm trong số sinh vật phổ biến nhất ở biển sâu. Cơ thể giống thạch mềm và ẩm của sứa cho phép chúng sống sót dưới áp suất cực cao. Trước đây, giới nghiên cứu từng xem nhẹ vai trò của sứa trong sinh thái học biển sâu nhưng một nghiên cứu năm 2017 của Mbari cho thấy chúng thuộc nhóm động vật săn mồi quan trọng nhất ở độ sâu lớn, cạnh tranh thức ăn với động vật thân mềm như mực và thậm chí cả cá voi xanh.

Theo VNE  

Link gốc: https://vnexpress.net/sua-ma-khong-lo-san-moi-o-do-sau-gan-1-000-m-4397813.html

Chó rụng lông do những bệnh lý nào?

Bên cạnh rụng lông do sinh lý, chó của bạn có thể mắc các bệnh khiến lông cứ thế ‘cuốn theo chiều gió’. Hãy cùng PETVN tìm hiểu các bệnh này nhé.

Cách chó chăn cừu làm việc vô cùng điệu nghệ

Chỉ 2 chú chó nhanh nhẹn mà cả đàn cừu răm rắp tuân lệnh. Chủ nhân của chúng vô cùng nhàn tênh khi sắm được 2 đệ tử thạo việc như thế này.

Nguyên nhân chó bị rụng lông

Nỗi khổ của những người nuôi chó chính là phải sống chung với lông! Thứ có như không, mỏng nhẹ, bay tứ tung này có thể khiến bạn phát khùng!

Tuyên phạt 500 triệu đồng vì buôn bán trái phép rắn hổ mang chúa

Lê Thị P. (trú tại thành phố Hà Nội) vừa bị tòa án tuyên phạt 500 triệu đồng cho hành vi buôn bán trái phép 01 cá thể rắn hổ mang chúa.

'Cá voi đặc vụ' Nga xuất hiện gần bờ biển Thụy Điển

Con cá voi trắng từng được cho là "đặc vụ của Nga" cách đây vài năm đã bất ngờ xuất hiện trở lại ở gần bờ biển Thụy Điển.

Hổ mang thủng bụng sau khi nuốt rắn

Tài xế kinh ngạc khi thấy xác rắn hổ mang trên đường với vết thương ở bụng, để lộ một phần bữa ăn của nó là rắn puff adder.

Cách làm pate gan cho mèo cưng

Làm pate cho mèo chưa bao giờ dễ đến thế. Hãy cùng PETVN.VN vào bếp, tự tay làm pate gan đầy đủ dinh dưỡng cho Quàng thượng của bạn nhé.

Cách tự vệ khi bị chó Pitbull tấn công

Đã xảy ra nhiều vụ chó Pitbull cắn chết người. Vì sao vết cắn của giống chó này nguy hiểm đến vậy? Cách phòng tránh chó Pitbull tấn công như thế nào?

9 năm tù cho 3 đối tượng buôn bán trái phép gần 2kg sừng tê giác

TAND Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt tổng 9 năm tù cho ba đối tượng có liên quan trong vụ án buôn bán, tàng trữ trái phép gần 2kg sừng tê giác.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC