Thứ Bảy 23/09/2023 20:27

Trong nước

Sử dụng thiết bị bay không người lái theo dõi tê tê tái thả

Thứ Sáu 11:50 Ngày 20/12/2019
send email print

Lần đầu tiên trên thế giới, thiết bị bay không người lái với hệ thống điều khiển vô tuyến đã được sử dụng thành công để theo dõi, nghiên cứu tê tê sau tái thả.

Hiện nay ở Việt Nam, Save Vietnam’s Wildlife đã cứu hộ, tái thả hàng trăm cá thể tê tê bị săn bắt và buôn bán trái pháp luật, góp phần bảo tồn loài động vật này.

Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (Save Vietnam’s Wildlife) với Công ty Wildlife Drones từ Australia và được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thông qua Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã. 

Tê tê là một trong những loài động vật có vú bị buôn bán trái pháp luật nhiều nhất trên thế giới. Do nguyên nhân này mà số lượng cá thể tê tê đang suy giảm nhanh chóng ở Đông Nam Á và châu Phi. 

Hiện nay ở Việt Nam, Save Vietnam’s Wildlife đã cứu hộ, tái thả hàng trăm cá thể tê tê bị săn bắt và buôn bán trái pháp luật, góp phần bảo tồn loài động vật này. 

Trước khi tái thả, tê tê được gắn các thiết bị phát sóng radio cho phép theo dõi hoạt động của chúng. “Chúng tôi mong muốn có thể thu thập dữ liệu nhiều nhất có thể để nghiên cứu một cách đầy đủ về hoạt động của tê tê sau khi tái thả”, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Save Vietnam’s Wildlife giải thích. 

“Từ trước đến nay chúng tôi vẫn gặp phải một vấn đề, đó là chúng tôi phải theo dõi mỗi con tê tê một lần chỉ bằng đường bộ trong một khu vực rừng rộng lớn và đường đi rất vất vả. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nên chúng tôi chỉ theo dõi được một số lượng cá thể rất hạn chế”, ông Thái cho biết.

Tuy nhiên, khó khăn này đã được giải quyết với việc sử dụng hệ thống theo dõi bằng sóng vô tuyến qua thiết bị bay không người lái do Công ty Wildlife Drones khởi xướng. Với khả năng tìm kiếm nhanh chóng trong một khu vực rộng và xác định đồng thời nhiều cá thể tê tê cùng lúc từ trên không, công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian và giảm công sức cho việc theo dõi tê tê. 

Tiến sĩ Debbie Saunders, Giám đốc điều hành Công ty Wildlife Drones cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì công nghệ của chúng tôi đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc theo dõi các loài động vật nhỏ, ngay cả khi chúng sống ở các rừng có mật độ che phủ dày và thường sống trong các hang đào dưới đất”.

“Đây là lần đầu tiên công nghệ của chúng tôi được sử dụng tại vùng rừng nhiệt đới Đông Nam Á và nó đã thể hiện sự hữu dụng khi giải quyết được các thách thức tồn tại lâu nay trong hoạt động theo dõi động vật ở khu vực này”.

“Với pháp phương pháp mới này, chúng tôi giờ đây có thể theo dõi, nghiên cứu đến 100 cá thể tê tê cùng một lúc. Điều quan trọng hơn nữa là các thông tin thu thập được sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác tái thả trong tương lai”, ông Nguyễn Văn Thái cho biết. 

Việc áp dụng thành công công nghệ hiện đại ở các khu vực xa xôi và khó khăn đã mở ra một thời kỳ mới cho việc theo dõi động vật hoang dã và đặt một cột mốc mới trong lĩnh vực theo dõi các động vật nhỏ bằng sóng vô tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cứu hộ và tái thả động vật hoang dã. 

“USAID đang hợp tác với Việt Nam để giải quyết tình trạng buôn bán các loài hoang dã trái pháp luật bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn các loài hoang dã. Các dữ liệu theo dõi thu thập được từ công nghệ này sẽ là một dấu mốc quan trọng và là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về khả năng thích nghi của tê tê sau khi tái thả về tự nhiên”, ông Christopher Abrams, Trưởng Phòng Môi trường và Phát triển Xã hội của USAID Việt Nam cho biết.
 

PV

Link gốc:

Bí ẩn rừng Amazon: Ngoại hình loài chim ám ảnh con người

Chúng là Potoo Potoo, chủ yếu sinh sống trong rừng rậm Amazon. Chim Potoo Potoo có ngoại hình ám ảnh, đáng sợ với đôi mắt to cùng cái miệng rộng. 

Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tách chiết thành công ARN từ hổ Tasmania, loài thú có túi ăn thịt sống ở Australia và tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ.

Cách cắt tỉa lông chó tại nhà

Nếu bạn muốn tự tay tạo kiểu lông cho cún cưng, hãy cẩn thận với kéo và tông đơ. Hãy chắc chắn bạn sử dụng đúng thiết bị và làm theo 5 bước sau. 

Hổ Bengal nuôi trong khu du lịch Vườn Xoài sinh 7 hổ con

Hai con hổ Bengal trong khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vừa đẻ theo phương pháp tự nhiên được 7 hổ con.

Phát hiện hươu cao cổ không đốm duy nhất trên thế giới

Đài CBS mới đây đưa tin sở thú Brights Zoo tại bang Tennessee, Mỹ vào ngày 31-7 đã chào đón một cô hươu cao cổ con không đốm cực kỳ quý hiếm.

Việt Nam lần đầu thả cặp chim hồng hoàng về tự nhiên

Sau bốn năm chăm sóc, phục hồi bản năng, sáng 21/8, tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cặp chim hồng hoàng được thả về tự nhiên.

Quảng Nam: Nghé con có hai đầu, ba mắt

Người dân đổ xô đến xem con trâu của gia đình nông dân ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình sinh nghé có hai đầu, ba mắt, hai miệng, hai lưỡi.

Giải mã giống gà đen từ xương đến nội tạng

Gà Ayam Cemani là một trong những sinh vật đen nhất hành tinh do đột biến gene kế thừa từ loài chim sống cách đây hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay. Nhờ đó họ phát hiện một loài mới: Promachocrinus fragarius

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC