Thứ Sáu 31/03/2023 10:15

Chăm sóc

Sen lưu ý: Tất tần tật về bệnh Corona trên chó

Thứ Ba 08:00 Ngày 18/02/2020
send email print

Bệnh Corona trên chó do một loại virus thuộc họ Corona.canine gây ra. Bệnh Corona trên chó không lây cho người, chim, mèo… Bệnh Corona có mức độ lây lan nhanh.

Các chủng Corona virus khác nhau gây nhiễm trùng ở những loài động vật khác nhau. Dấu hiệu chính là tiêu chảy vọt cần câu, mất nước nghiêm trọng nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với bệnh Parvo virus.

Cách truyền lây của bệnh Corona trên chó

Ảnh minh họa

Hầu hết các trường hợp nhiễm Corona virus là qua đường miệng do cún tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh, hay do ăn chung 1 tô, máng uống. Có khi cún tiếp xúc trực tiếp với một con chó bị nhiễm bệnh qua liếm láp phân, dịch tiết dính trên cơ thể. 

Việc nuôi nhốt mật độ đàn cao, vệ sinh kém cũng là điều kiện để bệnh bùng phát.

Thời gian ủ bệnh Corona trên chó là từ 1 đến 4 ngày. Thời gian bị bệnh từ 2-10 ngày. Mặc dù bệnh Corona có thời gian ủ bệnh dài và tỉ lệ chết thấp hơn so với bệnh Parvo nhưng bệnh sẽ trầm trọng khi cơ thể bị nhiễm trùng thứ phát, hay bệnh xảy ra trên một cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng.

Đặc biệt nguy hiểm nhân đôi khi bị nhiễm kép với virus gây bệnh Parvo làm tỷ lệ chết có thể đến 99%. Nhất là khi xảy ra trên giống chó Rotweiller (vì đây là giống chó được phát hiện có gen đề kháng với bệnh Parvo mặc dù đã được tiêm chủng, bệnh vẫn có khả năng xảy ra và thường nhiễm kép). 

Điều đáng nói nữa về bệnh Corona là chó mang bệnh sẽ thải virus ra môi trường trong thời gian rất dài – khoảng 6 tháng. Do đó việc vệ sinh tiêu độc khi phát hiện ổ dịch cần phải kiên trì, kéo dài thường xuyên, không được xem nhẹ vì khả năng tái phát lại là rất cao.

Bệnh có thể xảy ra trên lứa chó này đến lứa chó khác gây thiệt hại nặng nề.

Các triệu chứng của bệnh Corona trên chó

Triệu chứng chính khi nhiễm bệnh Corona trên chó: Lờ đờ, bỏ ăn, tiêu chảy, phân lỏng vàng, phân phun ra thành vòi. 

Nếu có nhiễm trùng thứ phát có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng làm phân có chất nhày, phân lẫn máu, phân có mùi tanh như thai chết. 

Trường hợp nhiễm kép thêm virus Parvo thì tiêu chảy sẽ dữ dội, phân lẫn máu hay toàn máu tươi. ‘Bệnh nhân’ bị mất nước, suy sụp nhanh và chết nhanh trong 1 ngày. 
Vì dấu hiệu của bệnh thường không điển hình do bị nhiều yếu tố tác động nên khi thấy chó con bị tiêu chảy, bạn cần đến bệnh viện thú y gần nhất, có đầy đủ phòng xét nghiệm và các phương tiện để chẩn đoán chính xác, giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có phác đồ phù hợp.

Nếu chỉ dùng lâm sàng khám và loại suy dần sẽ dễ bỏ qua giai đoạn vàng của việc cứu chữa bệnh này, để virus tấn công sâu, gây viêm loét bào mòn nhung mao ruột. 
Hậu quả của việc này là sau khi cầm tiêu chảy, việc hồi phục lại hệ nhung mao ruột là rất lâu. Có khi chó con hết bệnh tiêu chảy mà vẫn chết do bị suy kiệt do ruột không có khả năng hấp thu. 

Do đó, cần xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh là thách thức của nhiều bác sĩ thú y.

Bệnh Corona có điều trị được không?

Đã có vaccine phòng bệnh corona trên chó, các Sen đừng bỏ qua. Ảnh minh họa

BS thú y Thái Thị Mỹ Hạnh, Bệnh viện thú y PetPro cho biết: ‘Xin nhắc lại, đây là bệnh truyền nhiễm do virus mà các bác sĩ trên thế giới chưa tìm ra thuốc đặc trị. Dù vậy, các bệnh viện thú y tiến tiến, trong đó có PetPro, đã áp dụng nhiều phương pháp để chữa trị mới cho bệnh do virus gây ra như dùng thuốc hỗ trợ tạo miễn dịch kịp thời giúp cơ thể tăng cao sức đề kháng để trung hòa virus (thuốc infervac, Aureo); dùng kháng sinh thảo dược để ngăn chặn sự nhiễm trùng thứ phát mà không làm hại các cơ quan đang suy yếu khi bị virus xâm nhập (Vibactraplus, Parxin).

Các bệnh viện sẽ truyền dịch suốt 24 giờ, cung cấp thêm đạm dinh dưỡng, vitamin bằng máy chỉnh giọt tự động (giúp duy trì tốc độ ổn định, giảm tỉ lệ shock khi truyền); hỗ trợ thêm men vi sinh có vỏ bọc và chất bảo vệ niêm mạc ruột… Đây là những phương pháp hiện đại đang được áp dụng để nâng cao tỷ lệ thành công của các bệnh do virus gây ra, đảm bảo tỉ lệ thành công từ 80-90%’. 

Ngoài ra việc cách ly, cách chăm sóc tích cực cũng góp phần vào giúp mau khỏi bệnh. Đối với bệnh Corona, chó cần phải nhịn ăn sau 24 giờ khi thấy hết dấu hiệu tiêu chảy và cho ăn lại phải tuân theo quy tắc từ ít đến nhiều từ lỏng đến đặc nên chọn thức ăn dễ hấp thu (recovery) để giúp niêm mạc ruột hồi phục dần.
Cách phòng bệnh Corona trên chó như thế nào?

Rất may mắn là bệnh Corona trên chó đã có vaccine. Vaccine được khuyến cáo chích cho chó trên 12 tuần tuổi. Hiện nay các bệnh viện thú y lớn đều có trang bị loại vaccine này.

Thường vaccine Corona được kết hợp chung với các loại vaccine khác thành 1 vaccine đa giá chứa 7 bệnh hay 8 bệnh, ít khi có vaccine đơn lẻ phòng 1 bệnh Corona. 
Bên cạnh việc tiêm phòng thì không quên vệ sinh môi trường, mật độ nuôi, rửa tô ăn máng uống hằng ngày để Corona không có cơ hội tồn tại và phát sinh thành dịch. 
Hãy yên tâm thú cưng của bạn sẽ không chết vì bệnh Corona nếu phát hiện sớm, chữa trị kịp thời.

Hãy luôn chủ động phòng bệnh thì sẽ qua mặt Corona.canine nha các Sen!

Để tri ân khách hàng, 10 độc giả comment nhanh nhất dưới bài viết này (gồm tên đầy đủ, số điện thoại) sẽ được tặng Sổ sức khỏe thú cưng của Bệnh viện thú y PETPRO đồng thời được miễn phí sử dụng lần đầu một trong các dịch vụ sau: Chích ngừa, sổ giun, siêu âm, chụp x-quang, xét nghiệm máu, grooming (tắm sấy, vệ sinh tai, cắt lông...) tại tất cả các chi nhánh của hệ thống Bệnh viện thú y PETPRO tại TP.HCM..

   

PV

Link gốc:

Tổng hợp những pha ngồi... bàn thờ siêu đỉnh

Gia chủ ngao ngán trước cảnh Quàng thượng, cún yêu ''an tọa' trên bàn thờ. Thay vì đánh đập, nhiều gia chủ phải tự bảo vệ lấy bàn thờ của mình trước kẻ xâm lấn.

90 tuổi sinh con đầu lòng: Loài nào mà vô địch vậy?

Cụ rùa Pickles, cùng họ với rùa Astrochelys radiata, đã sống cùng người bạn đời của mình (53 tuổi) từ năm 1996 và đón lứa con đầu tiên hồi tháng 2 vừa qua.

Những động vật chung tình nhất quả đất

Những động vật này yêu nhau say đắm, chung tình. Có loài sau khi "yêu nhau" sẽ gắn bó với nhau trong rất nhiều năm cho đến khi 1 trong 2 con chết.

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC