Thứ Tư 29/03/2023 07:10

Sản phẩm mới

Sản phẩm mới: Đồ lặn chống cá mập tấn công

Thứ Sáu 11:52 Ngày 22/11/2019
send email print

Các nhà nghiên cứu tạo ra bộ đồ lặn làm từ chất liệu đặc biệt có khả năng chống lại các kiểu tấn công của cá mập trắng như đâm thủng, xé rách và cắn người...

Thử nghiệm cho thấy vật liệu mới có thể chống lại các kiểu tấn công của cá mập trắng như đâm thủng, xé rách và cắn người... tốt hơn so với quần áo lặn được làm bằng cao su tổng hợp - Ảnh: ABC News

Theo một nghiên cứu của Đại học Flinders, bang Nam Australia (Úc), vừa được công bố, các nhà khoa học nước này đã thiết kế một loại quần áo lặn mới có thể giúp hạn chế tình trạng mất máu do bị cá mập cắn.

Loại quần áo mới được chế tạo dựa vào việc kết hợp 2 chất liệu là các sợi nhựa UHMWPE (Ultra-high molecular weight polyethylene) và cao su tổng hợp.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm 2 bộ quần áo lặn được làm bằng những chất liệu này và so sánh khả năng chống cá mập cắn của chúng với các bộ quần áo lặn đạt chuẩn thông thường được làm từ cao su tổng hợp. Kết quả cho thấy bộ quần áo mới nói trên có khả năng hạn chế được các vết cắn của cá mập cao hơn so với quần áo lặn thông thường.

Theo ông Charlie Huveneers, thành viên nhóm nghiên cứu, bộ quần áo lặn mới có khả năng chống lại các kiểu tấn công của cá mập trắng như đâm thủng, xé rách và cắn người... tốt hơn so với quần áo lặn được làm bằng cao su tổng hợp.

Với bộ quần áo này, cá mập khi muốn đâm thủng sẽ phải dùng lực mạnh hơn và những vết thương do nó gây ra đối với con người sẽ nhỏ hơn và nông hơn so với quần áo lặn thông thường.

Tuy nhiên, để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường, cần phải thực hiện thêm nhiều cuộc thử nghiệm đối với loại quần áo lặn nói trên, đặc biệt là để kiểm tra khả năng hạn chế mức độ thương tích do cá mập gây ra.

Mỗi năm có hàng chục triệu khách du lịch tới các bãi biển của Úc và các vụ cá mập tấn công người rất hiếm khi xảy ra. 

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Vườn bách thú Taronga ở thành phố Sydney, chỉ tính riêng trong năm ngoái tại nước này đã xảy ra 27 vụ cá mập tấn công người, trong đó có một vụ tấn công làm chết người ở quần đảo Whitsunday, gần rạn san hô Great Barrier.

Theo TTO

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC