Chủ nhật 10/12/2023 23:59

Trong nước

Phát hiện ‘kho báu’ về đa dạng sinh học cần được bảo tồn

Thứ Năm 19:12 Ngày 23/07/2020
send email print

Các khảo sát về đa dạng sinh học mới đây đã tiết lộ một ‘kho báu’ về động vật hoang dã quý hiếm và quan trọng tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. 

Đây là khảo sát của Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) và Trung tâm GreenViet.

Với tính đa dạng sinh học cao và là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật đang bị đe dọa, rừng Kon Plông xứng đáng được xem là một trong những khu rừng có giá trị bảo tồn lớn nhất của Việt Nam.

Cầy Vằn

Sau nhiều tháng khảo sát thực địa tại rừng Kon Plông – một khu vực hẻo lánh của Tây Nguyên, Tổ chức FFI và Trung tâm GreenViet đã phát hiện được một số loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm Chà vá chân xám, Vượn má vàng Trung Bộ, Cầy vằn, Gấu ngựa, Cu li nhỏ, Rái cá, Mèo rừng và nhiều loài động vật quý hiếm khác của Việt Nam.

Khởi động từ năm 2016, các khảo sát có hệ thống của FFI đã phát hiện quần thể khoảng 500 cá thể Chà vá chân xám tại Kon Plông và gần đây phát hiện thêm hơn 100 cá thể Vượn má vàng Trung Bộ. Cả hai loài này đều đang bị đe dọa tuyệt chủng. Chà vá chân xám chỉ được tìm thấy ở Việt Nam và là một trong số các loài được xếp hạng ‘Cực kỳ nguy cấp’, mức cao nhất trong Danh lục đỏ IUCN. Quần thể ở Kon Plông và quần thể tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có khả năng là hai quần thể lớn nhất còn lại của loài này.

Chà và chân xám

Bên cạnh đó, các khảo sát bẫy ảnh chuyên sâu với sự phối hợp của IZW, sử dụng 130 bẫy ảnh Panthera đã ghi lại được hình ảnh của 121 loài động vật có vú và chim, trong đó có một số loài cực kỳ nguy cấp và đặc hữu. Điển hình như quần thể Cầy vằn đã được tìm thấy một cách đáng ngạc nhiên ở nhiều nơi tại Kon Plông. Đây là loài thú ăn thịt nhỏ, xếp loại ‘Nguy cấp’ trong danh lục đỏ của IUCN và có tầm quan trọng quốc tế. Loài này đã bị tuyệt chủng hoặc bị bẫy bắt tại nhiều nơi, ngay cả tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn của Việt Nam. Bên cạnh đó, Kon Plông cũng là nơi sinh sống của nhiều loài chim đặc hữu của Việt Nam và khu vực như Khướu Kon Ka Kinh, Khướu Ngọc Linh và một số loài thực vật đặc hữu khác. 

Culi nhỏ

Những kết quả này cho thấy rừng Kon Plông là một trong những khu vực có giá trị lớn nhất cho bảo tồn không chỉ ở Kon Tum mà cả Việt Nam và khu vực.

Mặc dù có giá trị về mặt đa dạng sinh học cao, rừng Kon Plông hiện vẫn đang đối mặt với nhiều mối đe dọa như nạn săn bắn, khai thác gỗ bất hợp pháp, nạn phá rừng và sinh cảnh bị phân mảnh do mở rộng canh tác nông nghiệp, làm đường, thủy điện và điện gió,... gây nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý. 

Gấu ngựa

Ngoài ra, bất chấp những nỗ lực đáng kể của các cơ quan thực thi pháp luật nhằm kiểm soát việc săn bắn bất hợp pháp, ở Kon Plông vẫn còn nhiều trường hợp các loài động vật như tê tê, gấu, linh trưởng và chim trở thành mục tiêu cho các đối tượng săn trộm. Động vật hoang dã ở Kon Plông thường được bán đi các tỉnh thành khác, gây nên áp lực hơn bao giờ hết cho khu rừng. 

Khướu Ngọc Linh

Tuy nhiên, hiện nay các khu vực rừng ở Kon Plông đang được quản lý cho dịch vụ lâm nghiệp và phòng hộ đầu nguồn nên các giá trị về đa dạng sinh học quan trọng vẫn chưa được chú trọng. Do vậy, điều khẩn thiết trước mắt là sự can thiệp kịp thời vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua sự phối hợp của các tổ chức xã hội và cơ quan chính quyền. Ưu tiên hàng đầu và vô cùng cấp bách hiện nay là thành lập một khu bảo tồn để bảo vệ khu vực rừng nguyên sinh còn lại này của Việt Nam một cách hợp pháp và hiệu quả.

Di sản thiên nhiên này là “kho báu quốc gia” với quần thể động thực vật cần được bảo vệ và phục hồi. Các khu rừng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người thông qua việc cung cấp thức ăn, thuốc, thụ phấn, nước sinh hoạt và tưới tiêu, phòng hộ đầu nguồn, giảm nhẹ tình trạng biến đổi khí hậu (hấp thụ khí các bon) và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

FFI và chính quyền địa phương đang thực hiện các chương trình bảo tồn với hy vọng phần rừng còn lại của khu rừng nguyên sinh này có thể được bảo vệ, duy trì và phát triển cho thế hệ tương lai. 

Rái cá chân nhỏ

Hiện tại, FFI và GreenViet đang phối hợp với các cơ quan chính quyền và cộng đồng địa phương để nỗ lực thành lập một khu bảo tồn nhằm quản lý, bảo vệ rừng nghiêm ngặt và hiệu quả. Chương trình này nhận được sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Động vật Hoang dã và Vườn thú Leibniz (IZW), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, chính quyền và cộng đồng địa phương, với nguồn vốn từ Quỹ Darwin (Chính phủ Anh), Quỹ Rainforest Trust và Stiftung Artenschutz. 

“Kon Plông được cho là khu vực rừng quan trọng nhất của Việt Nam nằm ngoài hệ thống rừng đặc dụng. Đây không chỉ là khu vực có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm mà còn là hành lang kết nối duy nhất giữa khu vực phía Nam dãy Trường Sơn (kết thúc ở Quảng Nam) và khu vực phía Đông dãy Trường Sơn (kéo dài đến Gia Lai và hơn nữa).” – Josh Kempinski – Giám đốc Chương trình Việt Nam, Tổ chức Fauna & Flora International.

Trĩ sao

“Với những thông tin quan trọng về đa dạng sinh học mà các nhà khoa khọc mới ghi nhận gần đây, rừng Kon Plông xứng đáng là một khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị ở khu vực Tây Nguyên. Bên cạnh những lợi ích về bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn, khu vực này sẽ góp phần nâng cao các giá trị dịch vụ du lịch bền vững cho Kon Plông”. Ông Trịnh Lê Nguyên – Giám đốc Trung tâm PanNature.

“Kon Plông là vựa đa dang của các loài động thực vật với nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và khu vực như Chà vá chân xám và Khướu Kon Ka Kinh, cũng như các loài thực vật có giá trị dược liệu cao. Kon Plông cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với kiến thức bản địa phong phú và văn hóa truyền thống độc đáo của vùng Bắc Tây Nguyên. Chúng ta cần bảo vệ khu vực này cho các thế hệ mai sau” - Ông Hà Thăng Long, Chủ tịch Trung tâm GreenViet.

PETVN

Link gốc:

Quán thịt chó lâu năm nhất Hội An đồng ý đóng cửa

Chính quyền thành phố Hội An và tổ chức Four Paws đã vận động thành công một trong những quán thịt chó, mèo lâu năm nhất tại địa phương đóng cửa.

Hàn Quốc lên kế hoạch cấm ăn thịt chó từ 2027

Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) - Đảng cầm quyền Hàn Quốc - tuyên bố sẽ thông qua dự luật cấm ăn thịt chó trong năm nay và dự kiến triển khai từ năm 2027.

Mèo 'dậy' mùi khó chịu, phải làm gì?

Mèo vốn dĩ là loài sạch sẽ, thường xuyên tự vệ sinh. Nhưng vào mùa hè, chúng vẫn bốc mùi như thường. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp nào cho Sen?

12 năm tù cho đối tượng vận chuyển trái phép sừng tê giác và ngà voi

Ngày 20/11/2023, TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt 12 năm tù cho đối tượng Ninh Bá Điền (Bắc Giang) về tội vận chuyển trái phép sừng tê giác và ngà voi.

Cá siêu đen hiếm gặp bơi ở độ sâu gần 800 m

Các nhà khoa học Mỹ đa ghi hình một con cá cần câu siêu đen với khả năng hấp thụ ít nhất 99,5% ánh sáng ở vùng biển sâu ngoài khơi California.

Cách khử mùi hôi khủng khiếp của nước tiểu chó mèo

Các Sen chủ yếu ở chung cư nsẽ không tránh được tình trạng chó mèo tiểu một cách vô tổ chức. Vậy làm sao để khử được mùi hôi khủng khiếp này? 

Đồng Tháp chi 185 tỷ đồng bảo tồn 100 sếu đầu đỏ như thế nào

Địa phương dùng 56 tỷ đồng chuyển giao sếu, gầy đàn và sinh sản, số còn lại cải tạo, phục hồi sinh thái, xây mô hình nông nghiệp bền vững để đàn chim phát triển

Chó canh giữ xác chủ gần hai tháng trên núi

Cảnh sát phát hiện thi thể người đàn ông mất tích 7 tuần trong chuyến leo núi, con chó đi cùng ông sống sót và đứng canh bên xác chủ.

Phòng ốc dậy mùi thú cưng, phải làm sao?

Nhiều gia đình nuôi chó mèo luôn phải chịu đựng mùi thú cưng, từ mùi phân đến mùi của chính chủ. Phải làm sao để hạn chế mùi khó chịu này?

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC