Đại sứ quán Nam Phi phát động Cuộc thi Viết về Người thay đổi Nhận thức về Tê giác nhằm tôn vinh ngày Tê giác Thế giới tại Việt Nam.

Năm 2019, nhằm tôn vinh ngày Tê giác, Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam sẽ tổ chức cuộc thi viết để tìm ra người có thể hành động với tư cách là “Người thay đổi Nhận thức về Tê giác”.
Mục đích của cuộc thi là để khơi dậy nhận thức về tê giác và giải thưởng lớn dành cho người thắng cuộc là một chuyến đi 10 ngày sang Nam Phi vào tháng 6 năm 2020. Trong chuyến đi này, người thắng cuộc được tham gia khám phá đường mòn hoang dã và trải nghiệm cùng tê giác, được trang bị kiến thức về việc bảo tồn tê giác để giáo dục những người khác khi trở về Việt Nam.
“Người thay đổi Nhận thức về Tê giác” phải là một người năng động và sáng tạo để đóng góp vào việc hạn chế nhu cầu về sừng tê giác.
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam là giám khảo của cuộc thi này. ENV hy vọng sẽ góp phần giúp Nam Phi tìm ra những gương mặt trẻ có tình yêu với tê giác và sẵn sàng lan tỏa thông điệp bảo vệ tê giác đến với cộng đồng.
“Người thay đổi Nhận thức về Tê giác” phải có khả năng nắm bắt mọi cơ hội để nâng cao nhận thức về loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này và đưa ra các sáng kiến để ủng hộ chống lại việc sử dụng các sản phẩm sừng tê giác.
“Người thay đổi Nhận thức về Tê giác” sẽ phải thể hiện được cho ban giám khảo lòng nhiệt huyết và cam kết nâng cao nhận thức của người Việt Nam bằng những kiến thức có được tại Nam Phi.
Giải thưởng sẽ có một chuyến đi 10 ngày đến Nam Phi vào giữa tháng 6 năm 2020 để tham gia khám phá đường mòn hoang dã tại Tỉnh Kwa- Zulu Natal và sau đó là chuyến đi “Trải nghiệm cùng Tê giác” tại Tỉnh Eastern Cape. Chuyến bay sẽ được hãng hàng không Emirates tài trợ và chương trình cũng như chi phí ăn ở sẽ do Tổ chức Hoang dã Châu Phi đứng ra tài trợ.
Cách thức tham gia cuộc thi
.jpg)
Bước 1
Viết một bài luận dưới dạng bức thư gửi đến một người sử dụng sừng tê giác trong tưởng tượng; trong thư bạn phải thuyết phục họ dừng việc sử dụng sừng tê và khuyên họ nên giúp đỡ loài tê giác như thế nào.
Bước 2
Gửi một đoạn video ngắn trong đó tự giới thiệu về bản thân (tên đầy đủ, ngành/ lĩnh vực học tập/ lĩnh vực quan tâm) và cho biết tại sao bạn nên là Người thay đổi Nhận thức về Động vật Hoang dã kế tiếp. (Ví dụ, khi trở về từ Nam Phi bạn sẽ phát động chương trình/ dự án hay sáng kiến gì tại Việt Nam?)
Luật thi
1. Người tham gia phải là người Việt Nam, trong độ tuổi từ 18 đến 35.
2. Thư phải được viết bằng tiếng Anh, tối đa là 500 từ.
3. Đề nghị viết họ tên đầy đủ, tuổi, và số điện thoại liên lạc khi nộp bài thi.
4. Video ngắn được quay bằng tiếng Anh và không quá 5 phút.
5. Người tham gia phải có trình độ nghe hiểu Tiếng Anh tốt vì chương trình bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi sẽ diễn ra bằng tiếng Anh.
6. Thời gian nhận bài thi: Phải nộp cả bài luận lẫn video vào địa chỉ email worldrhinoday2019@gmail.com trước ngày 07 tháng 11 năm 2019.
Tê giác là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, phần lớn là do nạn săn trộm bất hợp pháp để cung cấp cho nhu cầu về sản phẩm từ sừng tê giác. Nam Phi là nơi trú ngụ của một số lượng tê giác lớn nhất còn lại trên thế giới với 20,000 con, trong đó có khoảng 2,000 con tê giác đen và khoảng 18,000 tê giác trắng.
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014, đất nước Nam Phi đã trải qua một cuộc khủng khoảng về nạn săn trộm tê giác khi mà tỷ lệ này tăng theo cấp số nhân lên đến 9000%.
Trong những năm gần đây, mặc dù số liệu về nạn săn trộm tê giác có giảm chậm, nhưng vấn nạn này vẫn đang là mối đe dọa sắp xảy ra đối với quần thể tê giác trên thế giới. Theo Kế hoạch Quản lý Chiến lược Tê giác của Nam Phi, Đại sứ quán dự định thông qua giáo dục nỗ lực hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sừng tê tại Việt Nam.
Các tổ chức chống buôn bán động vật hoang dã ở Châu Á ủng hộ việc khuyến khích thay đổi hành vi thông qua giáo dục và bằng cách nâng cao nhận thức về những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Lê Hiền