Thứ Sáu 31/03/2023 10:47

Quốc tế

Loài động vật chỉ nặng có vỏn vẹn 3kg mà sở hữu chất độc có thể giết chết cả một con voi

Thứ Tư 15:41 Ngày 27/01/2021
send email print

Tuy loài động vật này là chuột nhưng con thú thuộc bộ gặm nhấm này trông không giống chuột chút nào, bởi khi nhìn từ xa trông nó giống một con nhím nhỏ.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Mammalogy mô tả một loài chuột kỳ dị sống ở châu Phi và là loài động vật có vú duy nhất được biết đến với phương pháp thu thập chất độc thực vật như một biện pháp phòng vệ hóa học.

Bất chấp vũ khí bí mật có thể gây chết người của nó, loài chuột có mào châu Phi (Lophiomys imhausi) lại sở hữu vẻ ngoài trông không hề giống với một kẻ giết người. Loài động vật này trông giống như một sự lai tạp giữa một con nhím nhỏ và chồn hôi, chỉ cần vài miligam chất độc từ lông của chúng đã có thể giết chết một người đàn ông trưởng thành.

Quay trở lại năm 2011, một nghiên cứu ban đầu về các đặc điểm bất thường của loài chuột mào cho thấy chúng thu thập chất độc từ cây mũi tên độc (Acokanthera schimperi), loại cây này còn được con người sử dụng để săn bắn vì nó chứa nhiều chất độc cardenolide.

Khi bị đe dọa, những con chuột này sẽ dựng lên một chiếc mào lông dọc theo sống lưng và vì vậy người ta đưa ra giả thuyết rằng chúng đã vũ khí hóa nó bằng cách nhai vỏ cây Acokanthera và liếm chất độc của loại cây này lên lông mào. Nghiên cứu ban đầu này đã xác nhận hành vi ở một cá thể, nhưng hành vi này lan rộng như thế nào trong quần thể của loài này thì trên thực tế vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Loài động vật chỉ nặng có vỏn vẹn 3kg mà sở hữu chất độc có thể giết chết cả một con voi đồng cỏ châu Phi - Ảnh 1.

Bộ lông của chuột nhím có hình dáng khá đặc biệt: Lưng chúng có một dải lông dài chạy từ đầu xuống tới đuôi, dải lông này xù cao lên mỗi khi bị đe dọa, lúc đó trông như chuột có cái bờm. Mỗi bên của bờm nằm giữa lưng đó có một khoảng lông ngắn và có màu nhạt hơn lông xung quanh, tạo ra hiệu ứng nếp nhăn và làm lộ rõ hơn cái bờm bù xù độc nhất vô nhị trong thế giới loài chuột.

Để tìm hiểu xem việc sử dụng chất độc có phổ biến trong loài này hay không, nghiên cứu mới đã bẫy 25 con chuột có mào Châu Phi để thu thập mẫu vật nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu và theo dõi gần 1.000 giờ, các tác giả phát hiện ra rằng việc thu thập độc tố Acokanthera là phổ biến và cuộc sống xã hội của những loài động vật bất thường này rất phức tạp.

"Chúng tôi đã đặt những con chuột này vào trong một lồng theo dõi đặc biệt và phát hiện ra rằng chúng giao tiếp với nhau bằng những tiếng kêu rừ rừ và chải chuốt lông cho nhanh rất nhiều", Sara Weinstein, tác giả chính và Smithsonian, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Utah cho biết. 

"Đó là một ngạc nhiên lớn, vì tất cả mọi người trong chúng tôi đều nghĩ rằng loiaf chuột này có một cuộc sống đơn độc thay vì sống theo bầy đàn. Tôi nhận ra rằng đây cũng chính là hội nghiên để có thể cứu các tương tác xã hội của loài động vật kỳ lạ này".

Loài động vật chỉ nặng có vỏn vẹn 3kg mà sở hữu chất độc có thể giết chết cả một con voi đồng cỏ châu Phi - Ảnh 2.

Khi bờm dựng đứng lên, lưng chuột sẽ để lộ ra tuyến mùi có mùi hôi khó chịu. Mùi hôi này là vũ khí chuột nhím dùng để xua đuổi thú săn thịt. Lông nằm dài theo tuyến này có cấu trúc đặc biệt dễ phát tán mùi đi xa. Một đặc điểm rất lạ nữa là chuột Lophiomys imhausi ít khi uống nước, vì cơ thể chúng có thể hấp thụ đủ nước từ trong thức ăn. 

Trong khi ăn, chúng ngồi trên đùi sau, dùng các ngón tay để cầm nắm thức ăn và cho thức ăn vào miệng. Thân mình chuột Lophiomys imhausi dài trung bình khoảng 35cm, đuôi khoảng 17cm, cân nặng khoảng 3kg, con cái bao giờ cũng lớn hơn con đực. Loại chuột nhím này sống trong rừng, có nhiều ở Ethiopia, Somalia, Sudan và Kenya.

Những nhà nghiên cứu đã thiết lập thêm một cái chuồng nhỏ để làm môi trường sinh sống cho những con chuột trong môi trường bị nuôi nhốt. Mặc dù mang chất độc chết người, nhưng chúng là loài động vật ăn cỏ có tính các khá ôn hòa, và rất thích chải lông cho nhau. 

Chúng cũng có vẻ sống theo chế độ một vợ một chồng và chó nhiều đặc điểm thường thấy ở các loài động vật một vợ một chồng khác như tuổi thọ cao và tốc độ sinh sản chậm. Khi kết đôi, những con chuột có mào dành hơn nửa thời gian để ở cạnh nhau và liên tục vồ đuôi nhau xung quanh chuồng.

Weinstein nói: "Ban đầu chúng tôi muốn xác nhận hành vi hấp thụ độc tố là có thật và trong cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra một điều gì đó hoàn toàn chưa được biết tới về hành vi xã hội cả loài này".

Người dân ở Đông Phi từ lâu đã biết về sự kịch độc của loài chuột có mào. Con vật này đã nhiều lần hạ gục những chú chó tò mò. Những con vật may mắn sống sót sau cuộc đụng độ loài chuột độc có xu hướng tránh xa chúng.

Loài động vật chỉ nặng có vỏn vẹn 3kg mà sở hữu chất độc có thể giết chết cả một con voi đồng cỏ châu Phi - Ảnh 4.

Chuột mào châu Phi thu thập chất độc cardenolide từ cây mũi tên (Acokanthera schimperi). Khi con vật bị dồn vào thế bí, phần lông dọc lưng nó sẽ dựng đứng lên. Những sợi lông xốp đó chứa một chất độc đủ mạnh để đánh gục cả một con voi. 

Đây chính là trọng tâm nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Weinstein về tập tính và cách tự vệ của loài chuột này. Chuột có mào châu Phi thường gặm nhấm các cành cây có độc, nhưng không phải để lấy chất dinh dưỡng. Thay vào đó, chúng sẽ nhai kỹ những mẩu thân cây và nhổ lên lông của mình.

Theo soha.vn  

Link gốc: https://soha.vn/loai-dong-vat-chi-nang-co-von-ven-3kg-ma-so-huu-chat-doc-co-the-giet-chet-ca-mot-con-voi-dong-co-chau-phi-20210125093030217.htm

Tổng hợp những pha ngồi... bàn thờ siêu đỉnh

Gia chủ ngao ngán trước cảnh Quàng thượng, cún yêu ''an tọa' trên bàn thờ. Thay vì đánh đập, nhiều gia chủ phải tự bảo vệ lấy bàn thờ của mình trước kẻ xâm lấn.

90 tuổi sinh con đầu lòng: Loài nào mà vô địch vậy?

Cụ rùa Pickles, cùng họ với rùa Astrochelys radiata, đã sống cùng người bạn đời của mình (53 tuổi) từ năm 1996 và đón lứa con đầu tiên hồi tháng 2 vừa qua.

Những động vật chung tình nhất quả đất

Những động vật này yêu nhau say đắm, chung tình. Có loài sau khi "yêu nhau" sẽ gắn bó với nhau trong rất nhiều năm cho đến khi 1 trong 2 con chết.

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC