Thứ Tư 29/03/2023 06:38

Thú cưng news

Loài côn trùng kỳ lạ có khả năng ăn cắp DNA từ thực vật

Thứ Sáu 21:19 Ngày 26/03/2021
send email print

Hàng triệu năm trước, một loài côn trùng giống rệp còn có tên khác là ruồi trắng đã có khả năng kết hợp một phần DNA từ thực vật vào bộ gene của chúng.

Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc tiết lộ rằng ruồi trắng sử dụng gene bị đánh cắp này để phân giải các chất độc phổ biến mà thực vật sử dụng để tự vệ chống lại côn trùng, cho phép chúng ăn cây một cách an toàn.

"Đây là ví dụ đầu tiên được ghi nhận về việc chuyển gene theo chiều ngang của một gene chức năng từ thực vật sang côn trùng. Trong đó, BtPMaT1 là gene vô hiệu hóa các hợp chất độc hại do cây tạo ra", Ted Turlings, nhà sinh thái học hóa học và côn trùng học tại Đại học Neuchâtel, Thụy Sĩ.

Các nhà khoa học tin rằng thực vật có thể sử dụng BtPMaT1 trong tế bào của chúng để lưu trữ các hợp chất độc hại ở dạng vô hại, vì vậy thực vật không tự nhiễm độc.

Mới đây, nhóm nghiên cứu do Youjun Zhang từ Viện Rau và Hoa thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, đã sử dụng kết hợp các phân tích di truyền và phát sinh loài, để phát hiện ra rằng khoảng 35 triệu năm trước, ruồi trắng đã đánh cắp gene bảo vệ này để giúp chúng có khả năng tự giải độc các hợp chất độc hại.

Turlings giải thích: "Chúng tôi nghĩ rằng một loại virus trong cây có thể đã sử dụng gene BtPMaT1 và sau khi bị ruồi trắng ăn vào, virus này hẳn đã làm gì đó bên trong côn trùng, nhờ đó gene đó đã được tích hợp vào bộ gene của ruồi trắng. Tất nhiên, đây là một sự kiện cực kỳ khó xảy ra, nhưng nếu bạn nghĩ về khoảng thời gian hàng triệu năm và hàng tỷ loài côn trùng, virus và thực vật theo thời gian, thì điều này có thể xảy ra một lần. Nếu gene thu được là một lợi ích cho côn trùng, sau đó nó sẽ được ưa thích về mặt tiến hóa và có thể lây lan".

Ruồi trắng thực tế là một loài có hại với nông nghiệp trên toàn thế giới. Nó có thể tấn công ít nhất 600 loài thực vật khác nhau trên toàn thế giới.

"Một trong những câu hỏi mà chúng tôi tự hỏi là làm thế nào những loài côn trùng này có được những khả năng thích nghi đáng kinh ngạc như vậy để phá vỡ sự phòng thủ của thực vật. Với khám phá mới, ít nhất một lý do có thể được quan tâm," Turlings nói.

Sử dụng kết quả nghiên cứu mới, các nhà khoa học từ Trung Quốc đã tạo ra một chiến lược mới để tác động đến ruồi trắng. Cụ thể, các nhà khoa học đã phát triển một phân tử RNA nhỏ can thiệp vào gen BtPMaT1 của ruồi trắng, làm cho ruồi trắng nhạy cảm với các hợp chất độc hại của thực vật.

"Bước thú vị nhất của thiết kế này là khi các đồng nghiệp của chúng tôi điều khiển gene cây cà chua để bắt đầu tạo ra phân tử RNA này. Một khi ruồi trắng ăn cà chua và ăn phải RNA do thực vật tạo ra, gene BtPMaT1 của chúng đã bị tắt khiến côn trùng chết 100%, nhưng thao tác di truyền không ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài côn trùng khác đã được thử nghiệm", Turlings cho biết.

Với những nỗ lực tập trung để sản xuất cây trồng biến đổi gene có khả năng ngăn chặn gene ruồi trắng, đây có thể hoạt động như một chiến lược mục tiêu để kiểm soát dịch hại nhằm chống lại sự tàn phá nông nghiệp do quần thể ruồi trắng gây ra.

Theo dantri.vn  

Link gốc: https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-con-trung-ky-la-co-kha-nang-an-cap-dna-tu-thuc-vat-20210326062018776.htm
côn trùng kỳ lạ

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC