Thứ Tư 29/03/2023 06:40

Thú cưng news

Khỉ đột quý hiếm chết dưới mũi lao của thợ săn trộm

Thứ Hai 10:11 Ngày 22/06/2020
send email print

Con khỉ đột núi đầu đàn được nhiều du khách yêu quý tên Rafiki trở thành nạn nhân của nhóm thợ săn trộm mò vào vườn quốc gia bắt lợn rừng.

Khỉ đột Rafiki bị nhóm thợ săn trộm giết chết. Ảnh: New York Times.

Bốn thợ săn trộm bị bắt giữ vào tuần này do liên quan tới cái chết của một con khỉ đột lưng bạc hiếm ở vườn quốc gia Bwindi tại Uganda, khu bảo tồn tập trung gần một nửa số khỉ đột núi trên thế giới. Con khỉ đột 25 tuổi tên Rafiki bị thợ săn trộm giết chết bằng lao, theo Cơ quan Động vật hoang dã Uganda. Rafiki là thủ lĩnh của đàn khỉ đột Nkuringo rất nổi tiếng với các du khách trong nhiều thập kỷ qua.

Lần gần nhất khỉ đột núi bị giết chết bằng lao là tháng 6/2011, theo Chương trình Bảo tồn Khỉ đột Quốc tế. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nạn săn trộm ở các vườn quốc gia có khỉ đột sinh sống đang gia tăng trong những tháng gần đây, do du lịch suy thoái vì Covid-19.

Các cán bộ bảo vệ rừng tìm thấy xác của Rafiki hôm 2/6, một ngày sau khi con vật mất tích trong vườn quốc gia. Báo cáo khám nghiệm cho thấy một vật nhọn đã đâm vào bụng nó và làm thủng cơ quan nội tạng.

Byamukama Felix, một trong số bốn thợ săn trộm bị bắt, khai giết chết con khỉ đột để tự vệ. Felix đi săn trong vườn quốc gia cùng với một thợ săn trộm khác tên Bampabenda Evarist và gặp đàn khỉ đột Nkuringo. Rafiki đuổi theo họ và Felix dùng lao đâm nó.

Felix, cư dân ở làng Murole phía tây Uganda, bị bắt giữ cùng với lượng lớn thịt lợn rừng và vài dụng cụ săn bắn bao gồm lao, bẫy dây thừng, bẫy dây điện và chuông đeo ở cổ chó săn. Các nhà chức trách tìm thấy số vật dụng này tại nhà anh ta hôm 4/6. Felix cho biết anh ta chia một phần thịt lợn rừng cho hai thợ săn trộm khác là Museveni Valence và Mubangizi Yonasi,. Hai người này bị bắt hôm 7/6. Họ đang bị tạm giam ở đồn cảnh sát và chờ xét xử. Năm ngoái, chính phủ Uganda ban hành luật lệ nghiêm ngặt quy định xử phạt nặng những thợ săn trộm giết các loài đang bị đe dọa, bao gồm án phạt tù.

Trải rộng trên diện tích 32.374 hecta ở rìa thung lũng Rift phía tây nam Uganda, vườn quốc gia Bwindi có hệ động vật đa dạng bao gồm khỉ đầu chó, tinh tinh, voi và linh dương. Tổ chức UNESCO công nhận  Bwindi là Di sản Thế giới năm 1994. Vườn quốc gia này là nơi trú ngụ của khỉ đột núi, loài vật từng bị đẩy tới bờ vực tuyệt khủng.

Cuộc khảo sát gần đây nhất năm 2018 cho thấy có 1.063 con khỉ đột núi còn sống trong tự nhiên, theo Quỹ Khỉ đột Dian Fossey. Khoảng 459 con sống trong vườn quốc gia Bwindi và khu bảo tồn Sarambwe ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Số khỉ đột còn lại sống ở dãy núi Virunga thuộc Rwanda và Congo. Cách đây 30 năm, chỉ có 240 con khỉ đột núi ở Virunga Mountains, và một số ít ở Bwindi. Ngoài săn trộm, khỉ đột núi còn bị đe dọa bởi tình trạng bất ổn chính trị, sự xâm lấn của con người, nạn chặt phá rừng và dịch bệnh do con người đem tới như cúm, viêm phổi và Ebola.  

Theo VNE  

Link gốc: https://vnexpress.net/khi-dot-quy-hiem-chet-duoi-mui-lao-cua-tho-san-trom-4114905.html?fbclid=IwAR2lqjDeNwcoerotJw0-OE1TP8soTIuj84y0gX3aOrW_o3oPrFSPKGw54WM

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC