Thứ Tư 29/03/2023 06:52

Chăm sóc

Khi chó bị bệnh Carre, ngay lập tức bạn cần làm gì?

Thứ Hai 11:52 Ngày 17/02/2020
send email print

Khi phát hiện chó bị bệnh Carre, biện pháp nhanh nhất bạn có thể làm là cách ly ngay với bầy đàn, vệ sinh môi trường, chuồng trại, máng ăn... để diệt khuẩn.

Bác sĩ Thái Thị Mỹ Hạnh

Tin bài cùng chủ đề:

Để phòng tránh bệnh Carre cho cún, bạn nên làm gì?

Khi nào chó của bạn dễ mắc bệnh Carre nhất?

Vì sao chó bị bệnh Carre lại có tỷ lệ tử vong cực cao?

Bác sĩ thú y Thái Thị Mỹ Hạnh, Bệnh viện PETPRO cho biết: 'Việc đầu tiên bạn nên làm là cách ly chú chó bị bệnh Carre ngay với bầy đàn và vệ sinh môi trường. Cụ thể, bạn nên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, chỗ nằm bằng thuốc sát trùng Virkon (thuốc có khẳ năng diệt virus ngoài môi trường). 

Nên đem chó đến bệnh viện có chuyên khoa truyền nhiễm vì ở đó sẽ  có khu cách ly, không để bệnh phát tán và có đầy đủ phương tiện chẩn đoán chuyên cho bệnh này cũng như áp dụng các phương pháp điều trị mới, thì khả năng mang lại được 50% tỉ lệ sống sót cho con chó của bạn.

Còn nếu điều trị sơ sài như chỉ chích thuốc bổ, truyền nước và đưa kháng sinh thì cái chết của chó là không tránh khỏi'.

Phát hiện bệnh carre trên chó bằng mắt thường được không?

BS Hạnh bật mí mẹo để phát hiện chó có khỏe mạnh hay không, có mắc bệnh gì hay không khi bạn muốn rước một chú cún về. Cụ thể: Bạn bắt buộc phải nhìn vào gương mũi của chúng! Nó phải bóng láng không thấy vân mũi.

Sau đó, mắt chó không bị chảy nước mắt, ghèn, niêm mạc miệng phải hồng (cho thấy không thiếu máu) phải có ít nhất 4 răng trên và 4 răng dưới.

Nếu thấy có răng nanh là chó con đã được 2 tháng tuổi rồi. Đây là tuổi đủ để tách bầy (răng chưa mọc cho thấy dinh dưỡng kém. Chưa có răng nanh có nghĩa là chó còn quá nhỏ sẽ khó nuôi).

Lông chó phải mịn, sờ vào thấy êm và có độ đàn hồi dưới da. Nếu lông thô, sờ vào thấy xương sườn tức là chó suy dinh dưỡng hay có bệnh trước đó. 

Không nên dựa vào sự nhanh nhẹn, chạy giỡn lung tung, hay bỏ gì ăn nấy, vui chơi không biết mệt… vì có thể chó có những dấu hiệu này là do thuốc kích thích tạo ra.

Sau đó, chó con sẽ vã thuốc, ngủ ly bì và yếu ớt, phát bệnh sau đó vài ngày. Nhưng quan trọng hơn hết, bạn phải coi sổ sức khỏe và sổ được ghi đầy đủ thông tin ngày sinh, giống chó, giới tính, đặc điểm bố mẹ, ngày chích ngừa, ngày tái chủng hay bác sĩ của bệnh viện nào chích và chịu trách nhiệm về sức khỏe của con chó bạn định mua?

Tinh ý, bạn phải so sánh thông tin trên sổ phải trùng khớp với thực thế con thú cưng bạn định mua như so màu sắc, giới tính, tuổi…. Nếu trùng khớp cho thấy trại đàng hoàng, quản lý tốt và có tuân thủ chủng ngừa cho chó của bạn trước khi bán.

Nếu họ cung cấp thêm vài bằng chứng khác càng tốt như hợp đồng bảo hiểm, giấy bảo hành, tờ hướng dẫn chăm sóc, gợi ý các loại thức ăn hay cho thông tin về bệnh viện thú y mà họ liên kết thì chó thấy đây là trại uy tín, tin cậy được.

Để tri ân khách hàng, 10 độc giả comment nhanh nhất dưới bài viết này (gồm tên đầy đủ, số điện thoại) sẽ được tặng Sổ sức khỏe thú cưng của Bệnh viện thú y PETPRO đồng thời được miễn phí sử dụng lần đầu một trong các dịch vụ sau: Chích ngừa, sổ giun, siêu âm, chụp x-quang, xét nghiệm máu, grooming (tắm sấy, vệ sinh tai, cắt lông...) tại tất cả các chi nhánh của hệ thống Bệnh viện thú y PETPRO tại TP.HCM.

 

PETVN

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC