Thứ Bảy 23/09/2023 22:30

Trong nước

Hành trình sống sót của chú lính Chì dũng cảm

Thứ Hai 07:00 Ngày 07/10/2019
send email print

Những hình ảnh của Chì khi mới tung lên Facebook khiến nhiều người rùng mình, không dám xem. Chú chó nhỏ, nát bét phần sau, chỉ còn lại 1% khả năng sống sót.

Bé Chì khỏe mạnh đã đem đến niềm vui cho rất nhiều người, trong đó có 'ba' Huỳnh Trực Trung (người bên phải ảnh)

Đã gần 1 tháng kể từ ngày bé Chì được anh Huỳnh Trực Trung – (30 tuổi, Quận 11, TPHCM) cứu sống, đến nay, Chì đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời và vươn lên sống như ‘chú lính chì’ mà anh Trung kỳ vọng.

Cú điện thoại của người lạ và duyên lành của Cống lẫn Chì

Vào một ngày giữa tháng 9/2019, anh Huỳnh Trực Trung – Nhóm Yêu thương bảo vệ Chó Mèo – nhận được cú điện thoại của một người lạ ở Bình Dương, khẩn thiết mong anh về Bình Dương cứu một chú chó già, ốm yếu, bị chủ vứt xuống cống. Chú chó tội nghiệp bị bệnh nhưng không được chủ cứu, may mắn thay được một cô bé vớt lên, đưa về nhà. Nhưng người thân của cô bé đã quá sợ hãi chú chó đó, nên một mực bắt cô vứt chú chó về lại cống. 

Không ai dám nghĩ Chì có thể sống được, dù là 1%

Không thể thuyết phục người thân, cô phải đưa chó ra ngoài và kêu cứu trên mạng xã hội, kêu cứu tới Trung.
Nhận được điện thoại, Trung lao từ TP.HCM sang Bình Dương, lúc đó đã tối muộn. Sau mấy tiếng tìm kiếm không ra Cống – tên Trung đặt khi nghe cuộc điện thoại về số phận chú chó già – Trung phải từ bỏ cuộc tìm kiếm. 

Mấy ngày sau, bạn đó lại gọi lên bảo tìm thấy Cống, muốn Trung lên cứu lần nữa. Lần này, bạn ấy lấy lồng gà chụp Cống lại, không cho Cống đi lung tung.

Chì sau ca đại phẫu. Phép màu đã cứu Chì

Trung tức tốc đi xuống. Trên đường đi, cô bé lại gọi điện, giọng hốt hoảng: “Anh ơi có một con chó bị xe cán ngang người, nát hết rồi. Ai đó bỏ lại trước cửa nhà em. Trông tội lắm anh ơi, không biết có sống nữa không, máu me be bét”. 

“Khi đó Trung không biết con chó đó như thế nào, không nghĩ nó nhỏ đến thế. Nhờ bé kia lại chụp hình mờ lắm, đã thế hình lại méo xẹo, nhưng chỉ nhìn thôi đã biết là ghê vô cùng, không cả dám nhìn lâu. Lúc đó, Trung đang đi giữa đường, không mang theo đồ, nghĩ sao mà sơ cứu kịp đây. Tấp vội vào hiệu thuốc ven đường, Trung mua ống truyền dịch, kim, thuốc bổ, rồi lại phi xuống. Gần đến nơi, con bé chạy xe wave ra đón. Vừa chở bé vừa giục loạn lên: “Nhanh kẻo nó chết anh ơi. Con chó nhỏ xíu à”.

Gặp được 'ba' Trung là duyên lành của Chì

Đến nơi, nhìn con chó, tôi rớt cả nước mắt. Nó quá tội, quá thương luôn. Nát nhừ cả hai chân, lại quá nhỏ, chắc chỉ mấy trăm gram thôi. Người dân đứng xúm bên cạnh, ai cũng kêu chắc không cứu được đâu. Lúc đó mình đua với thời gian, bỏ con Cống lên chuồng, cho vào hầm sau xe, ôm con Chì phía trước. Lúc đó Cống bị bệnh Carre, đang co giật. Chỉ sợ lây bệnh cho Chì” – Trung nhớ lại.

Cuộc đại phẫu lúc nửa đêm cứu Chì

Sự sống đã ở lại trong đôi mắt Chì

Đưa cả Cống và Chì về đến TP.HCM là khoảng 9h tối. Lúc đó Chì đã ngất lịm đi vì đau đớn. Trung phải ngay lập tức hồi sức cấp cứu cho nó. Xét nghiệm máu thấy thiếu máu nặng, Trung lấy một con chó khác ra truyền máu cho Chì. 1 tiếng sau, bác sĩ đến. Lúc đó cả nhóm bắt đầu tiến hành phẫu thuật. Vừa phẫu thuật vừa truyền máu, không một ai dám nghĩ Chì có thể vượt qua đại nạn này vì Chì quá nhỏ, chắc vẫn đang còn bú.

Ca phẫu thuật xuyên đêm, mổ từ 22h đến 2h30 sáng. Hai chân Chì nát hết, buộc phải tháo bỏ khớp rồi may lại. Lúc mổ xong, ai cũng lo lắng vì phần bị nạn là phía sau, không biết Chì có đi tiêu – tiểu được không. Nhưng vì phần phụ nát hết rồi nên không thể dự liệu được, mọi người đành phải chấp nhận… đến đâu hay đến đó.

Chì nghịch lắm, lết đi lết lại khắp nơi

Lúc Chì tỉnh dậy, Trung cho Chì ăn một khẩu phần ăn đặc biệt: “Trung chăm nó rất kỹ, vì sức đề kháng yếu, sợ lây bệnh khác. Chì ở 1 phòng riêng biệt, khẩu phần ăn riêng, mọi thứ riêng”.

Phải nói là rất may mắn, khi thấy Chì bắt đầu rỉ nước đái ở chỗ bộ phận sinh dục. Các anh em đều thở phào, nghĩ rằng thế là ổn rồi, ổn lắm rồi.

Chì được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt

“Nhưng không, mọi thứ khó khăn mới bắt đầu. Do vết mổ ngay bộ phận sinh dục nên rất khó lành. Lúc nào cũng ẩm ướt và bẩn. Mình không thể can thiệp được việc đó. Lúc này, cả nhóm lại ngồi nghĩ các phương án để Chì không nhiễm trùng. Da Chì lúc đó mỏng dính, vết khâu còn chưa liền thì lại bị bẩn và ẩm ướt. Mấy hôm sau, vết thương lại bung, da không liền vào nhau. Lúc này, Trung quyết định chuyển sang dùng cho Chì các thuốc đặc trị, rất khó kiếm. Ngoài ra, mỗi ngày vệ sinh 5-10 lần cho Chì. 

Nhưng vẫn không ổn. Vết khâu vẫn bung. Chưa kể, Chì còn tăng động, lết đi lết lại nên chỗ đó bị sưng tấy. Thế là cắt bỏ chỉ hết, chỉ có vệ sinh thường xuyên. Khoảng 2 tuần sau, mọi thứ mới bắt đầu ổn, vết thương bắt đầu lành. Trung và cả nhóm rất mừng” – Trung kể lại.

Chì được 'ba' Trung chăm sóc trong một phòng riêng, mọi thứ đều riêng

Hiện tại Chì đã được chích ngừa 1 mũi và đang tập đi bằng 2 chân trước. Cũng như nhiều chú chó có hoàn cảnh đáng thương, bị ngược đãi khác, Chì đang được chăm sóc tại Hội yêu thương bảo vệ chó mèo. 

‘Khi chọn con đường thiện nguyện này, không ai ép mình. Đó là con đường mình lựa chọn. Mình sẽ làm trong khả năng mình tự chủ được. Nếu quá sức mình sẽ ngừng cứu. Từ xưa giờ nhóm chưa bao giờ xin quyên góp. Ai quyên góp cho các bé là tự tâm phát tâm. Giờ với nhóm mình, không quan trọng tiền mà rất cần nhân sự. Hiện trung tâm không có người phụ giúp” – Trung chia sẻ.

Huỳnh Trực Trung cho biết, mình vốn là người kinh doanh, nhưng lựa chọn con đường thiện nguyện là cứu các chú chó, mèo bị bạo hành, với suy nghĩ rất giản dị: “Mình không nuôi chúng thì ai nuôi?”.

Từ việc không cứu được nhiều bé, Trung chuyển sang học chuyên ngành thú ý. Đến giờ, Trung đã có thể cứu được các chú chó mắc bệnh hiểm nghèo. Hiện tại, Hội yêu thương bảo vệ chó mèo của Trung và những người bạn luôn đón và cứu chữa các chú chó bị tông xe, bị bệnh thập tử nhất sinh, cứu ra từ lò mổ, các chú chó già bị chủ thải loại… Từ 1, 2 con chó, giờ Hội đã nuôi hơn 100 chú chó. Kinh phí tự các thành viên góp vào.

 

Lê Hiền

Link gốc:

Bí ẩn rừng Amazon: Ngoại hình loài chim ám ảnh con người

Chúng là Potoo Potoo, chủ yếu sinh sống trong rừng rậm Amazon. Chim Potoo Potoo có ngoại hình ám ảnh, đáng sợ với đôi mắt to cùng cái miệng rộng. 

Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tách chiết thành công ARN từ hổ Tasmania, loài thú có túi ăn thịt sống ở Australia và tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ.

Cách cắt tỉa lông chó tại nhà

Nếu bạn muốn tự tay tạo kiểu lông cho cún cưng, hãy cẩn thận với kéo và tông đơ. Hãy chắc chắn bạn sử dụng đúng thiết bị và làm theo 5 bước sau. 

Hổ Bengal nuôi trong khu du lịch Vườn Xoài sinh 7 hổ con

Hai con hổ Bengal trong khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vừa đẻ theo phương pháp tự nhiên được 7 hổ con.

Phát hiện hươu cao cổ không đốm duy nhất trên thế giới

Đài CBS mới đây đưa tin sở thú Brights Zoo tại bang Tennessee, Mỹ vào ngày 31-7 đã chào đón một cô hươu cao cổ con không đốm cực kỳ quý hiếm.

Việt Nam lần đầu thả cặp chim hồng hoàng về tự nhiên

Sau bốn năm chăm sóc, phục hồi bản năng, sáng 21/8, tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cặp chim hồng hoàng được thả về tự nhiên.

Quảng Nam: Nghé con có hai đầu, ba mắt

Người dân đổ xô đến xem con trâu của gia đình nông dân ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình sinh nghé có hai đầu, ba mắt, hai miệng, hai lưỡi.

Giải mã giống gà đen từ xương đến nội tạng

Gà Ayam Cemani là một trong những sinh vật đen nhất hành tinh do đột biến gene kế thừa từ loài chim sống cách đây hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay. Nhờ đó họ phát hiện một loài mới: Promachocrinus fragarius

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC