Thứ Sáu 31/03/2023 10:07

Quốc tế

Gấu Bắc Cực đói đánh nhau giành rác nhựa

Thứ Năm 10:10 Ngày 12/12/2019
send email print

Loài vật này không chỉ chịu đói khát trong thời gian dài do mùa đông đến chậm mà còn có khả năng sẽ chết nhanh hơn vì ăn nhầm rác thải nhựa.

Hai con vật tranh nhau miếng rác nhựa.

Daniel Sullivan – một nhiếp ảnh gia chuyên chụp về động vật hoang dã đã chụp được cảnh tượng vô cùng đau lòng này tại Alaska. Ông cùng vợ đang trên đường thực hiện một bộ ảnh thì bắt gặp hai con gấu Bắc Cực con tranh giành nhau một cái hộp nhựa trong khi mẹ chúng canh chừng ngay gần đó. Chúng thậm chí còn cho miếng rác nhựa kia vào miệng và nhai.

Mùa hè luôn là mùa đói kém của gấu Bắc Cực bởi chúng săn mồi chủ yếu dựa vào băng. Có thể nói băng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh tồn của loài này. Thế nhưng, biến đổi khí hậu khiến cho mùa hè nơi đây ngày càng kéo dài. Những sinh vật trắng muốt này ngày càng phải chờ đợi lâu hơn trong cảnh đói khát cho tới khi mùa đông thực sự đến.

Không có băng biển, không thể đi săn, những con vật này, đặc biệt là các con gấu trẻ chưa đủ dày dạn và kinh nghiệm để săn mồi vào mùa hè, buộc phải lang thang tìm bất cứ thứ gì để có thể bỏ bụng.

Chúng đang nhai rác.

Nhiếp ảnh gia 58 tuổi cho biết: "Loạt ảnh này được chụp vào đầu tháng 10. Thời điểm đó những năm trước, toàn bộ khu vực được bao phủ bởi lớp băng dày 1,5m. Nếu là trước đây, chúng sẽ không bao giờ phải tranh nhau nhựa để ăn như thế này vì nó đã sớm bị chôn vùi trong băng rồi. Nhiệt độ năm nay tăng hơn 5 độ so với trước đây. Vì vậy, đến tận cuối tháng 10 băng mới bắt đầu hình thành thay vì đầu tháng giống như trước. Điều này đã rút ngắn mùa đi săn của gấu Bắc Cực và ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng".

Tuy nhiên nhiệt độ tăng không phải vấn đề duy nhất. Nhựa có lẽ là mối đe dọa còn nguy hiểm hơn. Ông nói tiếp: "Nhựa đáng ra không nên có mặt ở đây… Hoạt động của con người đã để lại ảnh hưởng ở mọi nơi. Rất có khả năng những con vật này thật sự đã nuốt nó vào bụng".

Nhiếp ảnh gia không thể tiếp cận để giúp đỡ hai con vật vì gấu mẹ canh chừng.

Daniel còn cho hay, tuy rất muốn giúp đỡ các con vật nhưng lực bất tòng tâm bởi nó có thể gây nguy hại cho tính mạng của ông: "Nếu tôi cố ngăn chúng lại, gấu mẹ sẽ tấn công. Nó sẽ không để yên cho những kẻ mà nó cho là đe dọa đến sự an toàn của con mình".

Nhiếp ảnh gia nói thêm hai vợ chồng luôn cố dọn rác mỗi khi nhìn thấy, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng có thể kiểm soát được hết. Ông đau lòng: "Thật đáng buồn vì đó không phải là lần duy nhất chúng tôi thấy rác ở những nơi đẹp đẽ, hẻo lánh nhất… Chúng ta đang hủy diệt hành tinh này. Tôi thực sự hy vọng khi mọi người nhìn thấy những bức ảnh sẽ hiểu ra rằng chúng ta thực sự cần phải thay đổi. Rác nhựa không nên có mặt ở bất kỳ đâu, và nhất là ở địa bàn sinh sống của các loài động vật hoang dã như Alaska".

Theo Kênh 14

Link gốc:

Tổng hợp những pha ngồi... bàn thờ siêu đỉnh

Gia chủ ngao ngán trước cảnh Quàng thượng, cún yêu ''an tọa' trên bàn thờ. Thay vì đánh đập, nhiều gia chủ phải tự bảo vệ lấy bàn thờ của mình trước kẻ xâm lấn.

90 tuổi sinh con đầu lòng: Loài nào mà vô địch vậy?

Cụ rùa Pickles, cùng họ với rùa Astrochelys radiata, đã sống cùng người bạn đời của mình (53 tuổi) từ năm 1996 và đón lứa con đầu tiên hồi tháng 2 vừa qua.

Những động vật chung tình nhất quả đất

Những động vật này yêu nhau say đắm, chung tình. Có loài sau khi "yêu nhau" sẽ gắn bó với nhau trong rất nhiều năm cho đến khi 1 trong 2 con chết.

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC