Thứ Sáu 31/03/2023 10:44

Thú cưng news

Nuôi đàn đỉa trâu khổng lồ làm... thú cưng

Thứ Tư 06:23 Ngày 24/07/2019
send email print

Một nhà trị liệu người Mỹ nuôi đàn đỉa trâu khổng lồ trong phòng và để chúng hút máu mỗi tháng một lần nhằm cải thiện sức khỏe.


 

Nhà trị liệu Ariane Khomjani nuôi 4 con đỉa trâu (Hirudinaria manillensis) có nguồn gốc từ châu Á trong phòng ngủ ở Walnut Creeky, California, Mỹ. Khomjani giải thích mỗi con đỉa có tính cách riêng, một số ưa phiêu lưu trong khi những con khác nhút nhát hơn. "Vài con tham hút máu hơn đồng loại. Khi ăn no, chúng thỏa mãn nằm một chỗ và nghỉ ngơi", Khomjani nói.

"Khi đỉa hút máu, bạn thường không cảm thấy gì ngay cả với những con đỉa trâu to lớn, dù ban đầu vết cắn hơi đau một chút", Khomjani giải thích. Sau mỗi lần ăn, đỉa có thể nhịn tới một năm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên để đỉa hút máu nếu không có tư vấn từ bác sĩ. Nhiều người bị dị ứng với nước bọt của đỉa và có nguy cơ bị nhiễm trùng từ loài ký sinh này.

Theo Khomjani, phần lớn vết cắn tự lành mà không để lại sẹo, nhưng do trong nước bọt của đỉa có chất chống đông, đôi khi mất vài ngày để cầm máu. Việc nuôi đỉa để chữa bệnh bắt nguồn từ khoảng 3.000 năm trước. Dưới thời Victoria, các bác sĩ khuyến khích dùng đỉa để chữa mọi bệnh từ đau đầu tới cuồng loạn. Cơn sốt chữa bệnh bằng đỉa Hirudo medicinalis khiến số lượng loài này sụt giảm nhanh chóng trên đại lục Á - Âu. Ngày nay, đỉa Hirudo medicinalis là loài được bảo vệ. Một số bệnh viện vẫn dùng chúng để chữa đông máu cho bệnh nhân.

Có hơn 600 loài đỉa trên khắp thế giới và phần lớn hút máu. Số ít như đỉa giun (Pharyngobdellida) là loài săn mồi chuyên nuốt chửng động vật không xương sống, một vài loài đỉa ăn mùn bã hay những mảnh vụn hữu cơ. Đỉa có 8 cặp mắt đơn để phát hiện bóng của con mồi tiềm năng. Não của chúng tạo thành từ 32 hạch nằm dọc đốt sống thân. Đỉa là loài lưỡng tính, mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái nhưng chúng vẫn cần bạn tình để thụ tinh.  

Nếu một con đỉa đói cảm thụ được nhiệt độ cơ thể hoặc CO2 trong hơi thở của con người, nó có thể bò tới gần mục tiêu bằng miệng và giác hút. Khi tìm thấy vật chủ phù hợp, chúng tiết chất gây tê và chống đông máu rồi cắn nạn nhân bằng bộ hàm hình răng cưa.

Theo Vnexpress

Link gốc:

Tổng hợp những pha ngồi... bàn thờ siêu đỉnh

Gia chủ ngao ngán trước cảnh Quàng thượng, cún yêu ''an tọa' trên bàn thờ. Thay vì đánh đập, nhiều gia chủ phải tự bảo vệ lấy bàn thờ của mình trước kẻ xâm lấn.

90 tuổi sinh con đầu lòng: Loài nào mà vô địch vậy?

Cụ rùa Pickles, cùng họ với rùa Astrochelys radiata, đã sống cùng người bạn đời của mình (53 tuổi) từ năm 1996 và đón lứa con đầu tiên hồi tháng 2 vừa qua.

Những động vật chung tình nhất quả đất

Những động vật này yêu nhau say đắm, chung tình. Có loài sau khi "yêu nhau" sẽ gắn bó với nhau trong rất nhiều năm cho đến khi 1 trong 2 con chết.

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC