Thứ Sáu 31/03/2023 09:56

Quốc tế

Đến mép hồ nước thì đột ngột bị cá sấu cắn vào vòi, voi mẹ cố bỏ chạy nhưng phải nhờ hành động ngây

Chủ nhật 17:03 Ngày 31/01/2021
send email print

Đến cả nhân viên của công viên quốc gia cũng cho biết đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh con cá sấu tấn công 2 mẹ con voi thế này.

Những bức ảnh ấn tượng này được chụp lại bởi một du khách có tên là Martin Nyfeler đến từ Kloten, Thụy Sĩ, trong một lần ghé thăm Công viên Quốc gia Luangwa, phía Nam Zambia, vào tháng 9/2010. Tại đây, người đàn ông này nhìn thấy voi mẹ và voi con đang đứng ở một hố nước. Cảnh tượng bình yên đã bị phá hỏng hoàn toàn bởi sự xuất hiện bất ngờ của một con cá sấu sông Nile.

Đến mép hồ nước thì đột ngột bị cá sấu cắn vào vòi, voi mẹ cố bỏ chạy nhưng phải nhờ hành động ngây thơ của voi con đã cứu mạng 2 mẹ con - Ảnh 1.

Đến mép hồ nước thì đột ngột bị cá sấu cắn vào vòi, voi mẹ cố bỏ chạy nhưng phải nhờ hành động ngây thơ của voi con đã cứu mạng 2 mẹ con - Ảnh 2.

Mặc dù voi thường không phải là con mồi của cá sấu nhưng con vật có chiều dài 6m hung tợn vẫn bất chấp lao lên khỏi mặt nước và ngoạm lấy vòi của voi mẹ.

"Mặc dù loài cá sấu đang trở nên lớn dần hơn nhưng hầu hết thực đơn của chúng đều là cá hoặc các động vật có kích thước nhỏ" - Jason Bell, trợ lý quản lý các loài bò sát và lưỡng cư tại Sở thú Philadelphia cho biết.

"Dù vậy, vẫn có nhiều con cá sấu cơ hội, thường nằm đợi các con vật đến gần mép nước để tấn công. Đó thường là các con hà mã con, trâu rừng châu Phi... đều có thể bị cá sấu lợi dụng mà lôi xuống nước" - ông Jason nói thêm.

Dù bị tấn công bất ngờ nhưng voi mẹ vẫn có thể chạy đi cách xa khỏi dùng nước nhưng con cá sấu trưởng thành vẫn kiên quyết không chịu từ bỏ. Theo lời du khách Nyfeler, hướng dẫn viên tại công viên cho biết đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy cảnh tượng này.

Đến mép hồ nước thì đột ngột bị cá sấu cắn vào vòi, voi mẹ cố bỏ chạy nhưng phải nhờ hành động ngây thơ của voi con đã cứu mạng 2 mẹ con - Ảnh 3.

Đến mép hồ nước thì đột ngột bị cá sấu cắn vào vòi, voi mẹ cố bỏ chạy nhưng phải nhờ hành động ngây thơ của voi con đã cứu mạng 2 mẹ con - Ảnh 4.

Ngay cả đối với loài cá sấu sông Nile dữ tợn thì việc hạ gục một con voi cũng chẳng phải dễ dàng. Có nhiều trường hợp sau khi tung ra đòn tấn công, cá sấu mới nhận ra đó là sai lầm của bản thân vì đối phương quá to lớn. Nhưng dù cho cân nặng của con mồi có to lớn đến đâu thì những con cá sấu bụng đói vẫn liều mạng để kiếm chút gì đó bỏ vào chiếc bụng đói.

Con voi mẹ đã bỏ chạy nhưng con cá sấu vẫn đu lên vòi của nó. Thế rồi một phép màu đã xảy ra, chú voi con không biết vụng về thế nào đã té ngã và ngã ngay vào kẻ thù. Nhờ đó mà con cá sấu mới chịu buông tha voi mẹ và trở về hồ nước. 2 mẹ voi thì tiếp tục bỏ chạy.

Cuối cùng thì chỉ nhờ một hành động nhỏ xíu vô tình của chú voi con đã giúp 2 mẹ con voi thoát khỏi con cá sấu lì lợm. Đây có lẽ là kết cục khá có hậu dành cho chúng.

Đến mép hồ nước thì đột ngột bị cá sấu cắn vào vòi, voi mẹ cố bỏ chạy nhưng phải nhờ hành động ngây thơ của voi con đã cứu mạng 2 mẹ con - Ảnh 5.

Theo soha.vn  

Link gốc: https://soha.vn/den-mep-ho-nuoc-thi-dot-ngot-bi-ca-sau-can-vao-voi-voi-me-co-bo-chay-nhung-phai-nho-hanh-dong-ngay-tho-cua-voi-con-moi-cuu-mang-2-me-con-20210129225308596.htm
voi mẹcá sấu

Tổng hợp những pha ngồi... bàn thờ siêu đỉnh

Gia chủ ngao ngán trước cảnh Quàng thượng, cún yêu ''an tọa' trên bàn thờ. Thay vì đánh đập, nhiều gia chủ phải tự bảo vệ lấy bàn thờ của mình trước kẻ xâm lấn.

90 tuổi sinh con đầu lòng: Loài nào mà vô địch vậy?

Cụ rùa Pickles, cùng họ với rùa Astrochelys radiata, đã sống cùng người bạn đời của mình (53 tuổi) từ năm 1996 và đón lứa con đầu tiên hồi tháng 2 vừa qua.

Những động vật chung tình nhất quả đất

Những động vật này yêu nhau say đắm, chung tình. Có loài sau khi "yêu nhau" sẽ gắn bó với nhau trong rất nhiều năm cho đến khi 1 trong 2 con chết.

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC