Thứ Tư 29/03/2023 07:26

Trong nước

Chuyện 'ông khùng' bỏ tiền túi trồng cây như rừng dụ cò về làm tổ

Thứ Tư 10:02 Ngày 12/06/2019
send email print

Nhiều người cho tôi là khùng, điên; nhà đã nghèo còn bày đặt bỏ tiền thuê đất về trồng cây xanh dụ cò về làm tổ, rồi nó lại bay đi. Nhưng gần 10 năm qua, cò mỗi lúc kéo về làm tổ ngày một nhiều, có thời điểm lên đến hàng nghìn con đậu trắng cả một rừng cây...

Đó là chia sẻ của ông Hà Văn Lâm ở thôn Mai Sơn 1, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Gần 10 năm qua, diện tích hơn 2ha được ông Hà Văn Lâm đấu thầu của UBND xã Gia Lạc (huyện Gia Viễn) để trồng cây, nuôi trồng thủy sản, nhưng tình cờ, năm 2012, một đàn cò trắng khoảng vài chục con bay về trú ngụ. Biết "đất lành chim đậu" gia đình đã ngày đêm trồng thêm cây xanh để dụ cò về làm tổ.

Hàng nghìn con cò trắng kéo về trú ngụ. (Ảnh: Vũ Thượng)

Mỗi ngày đàn cò về càng nhiều, số lượng lên đến hàng nghìn con. Ông Lâm tiếp tục tự bỏ tiền túi thuê người vực đất tạo vùng trũng cho cá, tôm, ốc sinh sống để làm thức ăn cho chim cò. Ông còn trồng thêm cây tre, cây lau, sậy... để cò bám đậu và làm tổ sinh nở.

Ông Hà Văn Lâm kể: "Việc bỏ tiền túi để dụ cò về làm tổ khiến nhiều người trong xã nói tôi khùng, điên mới làm như thế. Nhưng tôi đều bỏ ngoài tai và động viên vợ con cố gắng trồng thêm nhiều cây xanh, chăm sóc tốt thì tin rằng con cò sẽ kéo về sinh sống".

Nhiều con cò được ông Hà Văn Lâm cứu sống. (Ảnh: Vũ Thượng)

Có hôm lợi dụng đêm tối, nhiều kẻ lạ mặt đã mang súng vào săn bắt, tiếng cò kêu vang như báo hiệu vị trí để ông Lâm chạy đến ngăn cản. Những ngày mưa bão, ông Lâm cùng vợ vẫn đội mưa đi từng gốc cây kiểm tra và đưa những con cò con rơi xuống đất quay về tổ.

Cò trắng ngày một sinh nở nhiều. (Ảnh: Vũ Thượng)

"Việc chăm sóc và bảo về đàn cò đối với vợ chồng tôi như một nhiệm vụ, chúng tôi coi con cò như người bạn không bao giờ bắt. Cũng có lần một nhóm người ở nơi khác về tận nhà đặt vấn đề bắt cò bán cho họ lấy tiền nhưng tôi cương quyết từ chối. Mặc dù cò về sinh sống không tạo nên kinh tế, nhưng chỉ cần ngắm đàn cò hàng nghìn con là động lực và niềm vui để tôi tiếp tục công việc", ông Hà Văn Lâm tâm sự thêm.

Đặc biệt, vào mùa cò sinh sản, vợ chồng ông Lâm còn mua thuốc về phun để khử trùng khu vực vườn cây, đảm bảo cho cò sinh sản tốt và ngăn không bị dịch bệnh, nhờ vậy đàn cò ngày một đông thêm.

Ông Vũ Đình Thi, Chủ tịch UBND xã Gia Lạc cho biết: "Diện tích vợ chồng ông Lâm trồng cây cho cò về làm tổ là đang thầu của xã, theo quan sát mỗi ngày cò về một nhiều, bay trắng xóa cả một bầu trời. Để bảo vệ, chúng tôi đã có biện pháp cử anh em Công an thường xuyên kiểm tra, nếu có đối tượng nào vào săn bắt thì sẽ xử lý nghiêm".

Hiện nay, số lượng cò trắng, vạc, diệc bay về làm tổ, sinh nở trong khu vườn nhà ông Lâm quản lý ngày càng gia tăng, vợ chồng ông đang có ý tưởng mở rộng thêm diện tích, phủ kín thêm cây xanh cho chim cò đậu. Bên cạnh ấy, mong muốn đảo cò của gia đình sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái cho cộng đồng đến tham quan.

Hiện nay, số lượng cò trắng, vạc, diệc bay về làm tổ, sinh nở trong khu vườn nhà ông Lâm quản lý ngày càng gia tăng, vợ chồng ông đang có ý tưởng mở rộng thêm diện tích, phủ kín thêm cây xanh cho chim cò đậu. Bên cạnh ấy, mong muốn đảo cò của gia đình sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái cho cộng đồng đến tham quan.

 

Theo Infonet

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC