Thứ Sáu 31/03/2023 10:45

Hỏi đáp

Chiêm ngưỡng màu sắc biến đổi kỳ diệu của rắn leo cây

Thứ Sáu 12:30 Ngày 22/11/2019
send email print

Rắn leo cây (tên khoa học Dendrelaphis pictus) có thể biến đổi màu sắc khi nuốt con mồi, hoặc khi dọa các động vật khác. Sự biến đổi màu sắc này rất ngoạn mục.

Hỏi: Tôi được biết rắn leo cây có thể đổi màu. PETVN có thể giới thiệu về loài rắn leo cây này được không?

Bạn Thanh Tú (Đồng Nai)

Trả lời:

Rắn leo cây rất nhỏ và không độc đối với con người

Rắn leo cây (tên khoa học là Dendrelaphis pictus) thuộc họ Rắn nước Colubridae, Bộ có vảy Squamata.

Đặc điểm nhận dạng của Rắn leo cây: Đây là loài phổ biến và quen thuộc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm chính của loài này là lưng và đầu có màu giống như đồng, trên mặt có các dải màu đen chạy xuống cổ. Trên hai hàng vảy thân có sọc màu vàng hoặc màu kem được viền phía trên và dưới bởi một đường kẻ đen. Bên hông đầu và cằm màu trắng. Những đốm màu xanh dương phân bố khi thân vươn dài để hít thở vào và để dọa nạt. Bụng màu vàng sáng xanh lục nhạt.

Chiều dài thân rắn là 460mm, chiều đài đuôi 730mm. Phần đầu phân biệt rất rõ với cổ. Mắt lớn, con ngươi tròn. Rắn có 15 hàng vảy thân nhẵn, xếp thành hành xiên, hàng vảy sống lưng hình 6 góc, lớn hơn các vảy bên cạnh.

Rắn leo cây chụp tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Đặc điểm sinh học, sinh thái: Đây là loài bò sát có màu sắc đẹp, thường sống ở các môi trường tự nhiên đa dạng tại các đồng bằng và đồi núi có độ cao ít nhất là 1.300m. Chúng kiếm ăn thường vào ban đêm và là loài rắn không độc đối với con người.

Thức ăn chủ yếu của loài này là thằn lằn, ếch sống trên cây và ếch ruộng. Con cái đẻ 2 - 10 trứng; rắn con khi nở dài khoảng 25cm. 3 loài thuộc giống Dendrelaphis sp. ở Việt Nam được phân biệt như sau: Dendrelaphis pictus, - có hai vảy dưới mắt; có sọc trắng bên hông. Dendrelaphis ngansonensis - có hai vảy dưới mắt; không có sọc trắng bên hông. Dendrelaphis subocularis - có 1 vảy dưới mắt

Phân bố tại Việt Nam: Rắn leo cây sinh sống tại Cao Bằng (Ngân Sơn, Lai Châu, Lào Cai (Thái Niên, Sapa), Bắc Thái (Kí Phí), Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Quảng Ninh (Cẩm Phả), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam Đà Nẵng, Gia Lai, Đẵc Lắc, Khánh Hoà, Sông Bé, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải.

Trên thế giới, loài rắn này có mặt phần nhiều ở châu Á nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Malayxia, Philippin...

 

PV (Tổng hợp)

Link gốc:

Tổng hợp những pha ngồi... bàn thờ siêu đỉnh

Gia chủ ngao ngán trước cảnh Quàng thượng, cún yêu ''an tọa' trên bàn thờ. Thay vì đánh đập, nhiều gia chủ phải tự bảo vệ lấy bàn thờ của mình trước kẻ xâm lấn.

90 tuổi sinh con đầu lòng: Loài nào mà vô địch vậy?

Cụ rùa Pickles, cùng họ với rùa Astrochelys radiata, đã sống cùng người bạn đời của mình (53 tuổi) từ năm 1996 và đón lứa con đầu tiên hồi tháng 2 vừa qua.

Những động vật chung tình nhất quả đất

Những động vật này yêu nhau say đắm, chung tình. Có loài sau khi "yêu nhau" sẽ gắn bó với nhau trong rất nhiều năm cho đến khi 1 trong 2 con chết.

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC