Thứ Tư 29/03/2023 07:34

Thú cưng news

Châu Phi: Đàn châu chấu lớn cả kilomet vuông tấn công

Thứ Năm 11:17 Ngày 06/02/2020
send email print

Đông Phi đang đối mặt với một đại dịch cứ ngỡ như chỉ có trong phim: Nạn châu chấu. Mỗi đàn tràn qua bầu trời có kích cỡ lên tới 1,3 km2, chứa tới 150 triệu con

Với 5 chiếc máy bay ít ỏi, người dân Kenya cố gắng tiêu diệt châu chấu nhưng vừa hết đàn này, đàn mới lại xuất hiện với mật độ 1 tuần/lần.

Liên Hợp Quốc đang kêu gọi các nước hỗ trợ khoản tiền 76 triệu USD để cứu giúp Châu Phi khỏi nạn châu chấu. Trong tình cảnh hiện tại, Kenya chỉ có mỗi 5 chiếc máy bay chở thuốc diệt trừ côn trùng hại để chống lại đàn châu chấu triệu con. Theo AP đưa tin, một nhóm châu chấu đặc biệt lớn bay lởn vởn tại miền Đông Bắc Kenya có chiều dài 60 km, rộng 40 km.

Đây là đại dịch châu chấu lớn nhất tại Kenya trong 70 năm qua, và theo BBC, đây cũng là đàn châu chấu lớn nhất từng xuất hiện tại Somalia và Ethiopia trong suốt 25 năm qua. Somalia đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc, cho rằng đàn châu chấu sẽ không rời đi trước mùa gặt trong tháng Tư tới. Nếu điều này xảy ra, hàng triệu người sẽ lâm cảnh thiếu lương thực.

Số tiền viện trợ cho các nước Châu Phi nhằm hạn chế dịch châu chấu mới chỉ tạm dừng ở mức 15 triệu USD, không đủ để họ chống lại đàn côn trùng hung hãn.

Cũng theo AP đưa tin, một phần nguyên nhân khiến châu chấu sinh sôi nảy nở là biến đổi khí hậu, cụ thể là do “lượng mưa lớn bất thường diễn ra trong vài tháng qua”. Châu chấu không chịu được cảnh khô nóng, nên thông thường chúng sẽ không xuất hiện cho tới tháng Sáu hàng năm.

Nhiều nông dân Ethiopia đã chứng kiến 90% lượng hoa màu trồng được tan biến, khi đàn châu chấu có thể ăn hết một bãi cỏ chăn thả gia súc chỉ trong vài giờ.

Mưa lớn khiến cây cỏ tốt tươi đã khiến số lượng châu chấu nhân lên chóng mặt. Với 5 chiếc máy bay ít ỏi, người dân Kenya cố gắng tiêu diệt châu chấu nhưng vừa hết đàn này, đàn mới lại xuất hiện với mật độ 1 tuần/lần. Họ chưa rõ vấn nạn châu chấu sẽ kéo dài bao lâu, và mong muốn các nước trên thế giới sớm ra tay viện trợ.

Châu chấu không chỉ phá hoại mùa màng Châu Phi, mà còn gây ảnh hưởng tới các chuyến bay quốc tế: đầu tháng này, phi cơ của Ethiopian Airlines đã phải dừng khẩn cấp sau khi cất cánh chỉ 30 phút, lý do là đàn châu chấu lớn liên tục va vào cửa kính, mũi máy bay và động cơ phản lực.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) nói rằng nạn châu chấu tại Kenya có thể diễn biến ngày một xấu, và lan sang các nước Bắc Phi và Trung Phi. Đàn châu chấu sẽ ngày một dày lên khi trong hai tháng tới.

Nhiều nông dân Ethiopia đã chứng kiến 90% lượng hoa màu trồng được tan biến, khi đàn châu chấu có thể ăn hết một bãi cỏ chăn thả gia súc chỉ trong vài giờ.

Theo Gamek.vn

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC