Thứ Tư 29/03/2023 08:02

Sản phẩm mới

Cát vệ sinh cho mèo, những điều bạn cần biết

Thứ Ba 16:58 Ngày 24/09/2019
send email print

Mèo hiện tại chủ yếu được nuôi trong nhà, nên việc sử dụng cát vệ sinh là điều bắt buộc nếu bạn muốn không gian sống của bạn luôn được sạch sẽ.

Cát vệ sinh cho mèo là sản phẩm tiện lợi không thể thiếu đối với người nuôi mèo. Chúng có tác dụng hấp thụ và khử mùi chất thải của mèo, khiến việc dọn dẹp vệ sinh cho chú mèo của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết.

Vì nhu cầu sử dụng cát vệ sinh cho mèo ngày càng lớn, nên trên thị trường có rất nhiều loại cát vệ sinh được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Vậy mỗi loại có ưu điểm gì? Cát vệ sinh nào phù hợp với mèo nhà bạn nhất?

Cát đất sét vón cục

Đây là loại cát có thành phần chính từ đất sét bentonite – 1 loại đất sét thấm nhanh, vón thành những khối rắn khi tiếp xúc với chất thải của mèo. Cát vón cục nhanh khiến việc vệ sinh khay đựng cát trở nên dễ dàng. Nhược điểm của loại cát cho mèo này là không phân hủy được khi cho vào toilet.

Cát đất sét không vón cục

Loại cát này được làm từ các loại đất sét khác, không phải từ bentonite. Nó hấp thụ chất thải nhưng không vón thành khối, do đó sẽ để lại những mảng cát ẩm. Điều này có nghĩa cát sẽ bốc mùi sớm và phải thay khay cát thường xuyên hơn. Tuy nhiên giá thành loại cát này lại rẻ hơn rất nhiều so với loại kết khối.

Cát thủy tinh

Cát thủy tinh được hình thành từ các hạt silica nhỏ tương tự như chất làm khô, chất bảo quản, túi hút ẩm được tìm thấy trong các chai thuốc, gói thực phẩm và các sản phẩm có thể bị hư hỏng do độ ẩm quá mức. Cát thủy tinh thấm nhanh, khử mùi khá tốt và gần như không gây bụi. Cát thủy tinh thường có giá thành đắt hơn nhưng sẽ sử dụng được lâu.

Bạn cần lưu ý cát thủy tinh không phù hợp đối với những con mèo bị bệnh tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa; do khả năng kháng khuẩn của cát thủy tinh kém, dẫn tới các vi khuẩn có hại ở trên mặt nhiều hơn so với những dòng cát khác. Nhiều chú mèo sẽ không thích dẫm lên cát thủy tinh và có thể gây nguy hiểm cho mèo nếu chúng ăn phải cát thủy tinh với số lượng lớn.

Cát được làm từ giấy tái chế, gỗ thông

Cát có khả năng tự phân hủy sinh học, có thể xả vào toilet, thấm hút nhanh nhưng khả năng khử mùi bị hạn chế.

Cát được làm từ phế liệu gỗ được xử lý nhiệt để loại bỏ các độc tố, các loại dầu và các chất gây dị ứng từ gỗ. Cát có mùi thơm từ gỗ thông giúp kiểm soát được mùi chất thải. Dạng hạt to sẽ vón cục được 1 phần nào đó nhưng ở dạng hạt nhỏ gỗ thông biến thành mùn cưa gây bụi và thường xuyên phải thay khay cát.

Mèo thích các loại cát vệ sinh có thể vón cục và không chứa phụ gia mùi. Trong các nghiên cứu về sở thích dùng cát vệ sinh của mèo, cát đất sét vón cục dạng hạt nhỏ là loại được ưa thích nhất. Mèo tỏ ra ác cảm đối với các loại cát có mùi thơm nồng, hương liệu tổng hợp quá nhiều.

Nhưng điều đáng buồn là các loại cát giá thành thấp trên thị trường lại chứa nhiều hương liệu tổng hợp để giúp át mùi chất thải của mèo. Một lời khuyên là bạn nên chọn lựa những loại cát không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ tự nhiên.

Nấm (Tổng hợp)

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC