Thứ Tư 29/03/2023 07:59

Quốc tế

Cặp chim cánh cụt đồng tính được nhận con nuôi

Thứ Sáu 11:59 Ngày 16/08/2019
send email print

Sau những nỗ lực của mình, cặp đôi chim cánh cụt đồng tính này chắc chắn sẽ trở thành những người cha đáng ngưỡng mộ của vườn thú Berlin.

Skipper và Ping, đều 10 tuổi, là hai con chim cánh cụt hoàng đế sống tại sở thú Berlin (Đức). Cả hai đều là đực, và chúng yêu nhau, nương tựa vào nhau một cách tình cảm nhiều năm nay rồi.

Giống như những cặp vợ chồng khác, cả 2 cũng đã rất nóng lòng muốn có con. Ngặt một nỗi tạo hóa không cho phép, khiến chúng phải thường xuyên đi tìm những hòn đá tròn, có kích tương tự như một quả trứng để ấp với hy vọng gia đình nhỏ của chúng sẽ có thêm thành viên mới.

Các nhân viên vườn thú luôn cảm thấy đau lòng với cảnh tượng này. Vậy nên họ quyết định giúp Skipper và Ping trở thành những người cha thật sự, nhưng phải mãi đến gần đây mới có cơ hội làm được điều này.

Các nhân viên sở thú tìm được một quả trứng bị một bà mẹ cánh cụt bỏ rơi, và họ quyết định tặng nó cho đôi chim "đam mỹ" kia. Và vì đã dành nửa cuộc đời để chuẩn bị làm cha nên ngay khi quả trứng được đặt trước mặt, chúng biết ngay mình cần phải làm gì.

Dễ hiểu quá mà: chúng ấp trứng!

Cặp cánh cụt đồng tính Skipper và Ping

Được biết, chim cánh cụt hoàng đế là loài cánh cụt duy nhất mà con đực phải lo hoàn toàn chuyện ấp trứng. Vậy nên xét ra, quá trình chăm trứng của Skipper và Ping thậm chí còn tình cảm hơn các cặp đôi bình thường khác, vì chúng thay phiên giúp đỡ nhau trong công việc này.

Nếu mọi việc suôn sẻ, Skipper và Ping sẽ được nghe tiếng vỏ trứng răng rắc chào đón thành viên tí hon mới đến với gia đình nhỏ. Chúng sẽ được tận hưởng niềm vui chăm sóc con cái như bao cặp chim cánh cụt khác.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi giúp một cặp chim cánh cụt đồng tính ấp trứng." - ông Norbert Zahmel, người quản lý vườn thú Berlin chia sẻ.

Con yêu lớn nhanh nào

Dẫu vậy, Skipper và Ping không phải là những cặp chim đồng tính duy nhất trên thế giới nhận được "con nuôi". Hồi tháng 7/2019, cặp cánh cụt Nam Cực đồng tính nữ tại thủy cung Sea Life ở London cũng đã nhận nuôi và ấp nở thành công một quả trứng nhận được từ bà mẹ cánh cụt đơn thân đang vật lộn với hai đứa con nhỏ.

Marama và Rocky (tên của cặp đôi) đã bên nhau 5 năm, trước khi trở thành những bà mẹ đáng tự hào, thay phiên nhau chăm sóc con nhỏ để bạn đời của mình có thời gian nghỉ ngơi và ăn uống.

Một câu chuyện nổi tiếng khác chính là chuyện tình của Silo và Roy, cặp chim cánh cụt đồng tính nam tại Vườn thú Central Park, New York. Câu chuyện dễ thương của Silo và Roy đã trở thành nguồn cảm hứng viết nên cuốn sách thiếu nhi "And tango makes three".

Đồng tính là một hiện trạng khá phổ biến trong cộng đồng chim cánh cụt, kể cả ngoài tự nhiên hay nuôi nhốt. Điển hình, tại thủy cung Ailen Dunle Oceanworld, có đến tám trong số 14 chim cánh cụt có quan hệ đồng giới.

Theo kenh14

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC