Thứ Bảy 23/09/2023 22:15

Quốc tế

Cảnh báo nguy cơ động vật hoang dã nhiễm hóa chất vĩnh cửu

Chủ nhật 10:20 Ngày 26/02/2023
send email print

Theo các nhà khoa học, hàng trăm nghiên cứu đã xác nhận về việc PFAS tồn tại trong rất nhiều loài động vật hoang dã trên thế giới.

Ảnh minh họa

Nhóm Công tác môi trường - một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ - ngày 22/2 cảnh báo các loại “hóa chất vĩnh cửu” độc hại, còn được biết đến với tên gọi tắt là PFAS, đang gây ô nhiễm và có nguy cơ gây hại tới hàng trăm loài động vật hoang dã trên thế giới.

Báo cáo do tổ chức trên công bố cho thấy gấu Bắc Cực, hổ, khỉ, gấu trúc, cá heo và nhiều loài cá khác đã bị nhiễm PFAS. Ngoài ra, hơn 330 loài động vật hoang dã khác trên thế giới cũng đã được phát hiện nhiễm loại hóa chất độc hại này, thậm chí một số loài đang gặp bị đe dọa tới sự sống.

Theo các nhà khoa học, hàng trăm nghiên cứu đã xác nhận về việc PFAS tồn tại trong rất nhiều loài động vật hoang dã trên thế giới, bao gồm nhiều loài cá, chim, bò sát, ếch và các loài lưỡng cư khác, động vật có vú như ngựa, mèo, rái cá và sóc. Ô nhiễm PFAS xảy ra ở khắp mọi nơi, bất kể ở đâu và ở loài động vật nào, gần như mỗi lần xét nghiệm đều phát hiện thấy các hóa chất độc hại này.

PFAS là nguyên nhân gây ra những vấn đề về sức khỏe ở người và chỉ cần nhiễm PFAS với liều lượng rất thấp cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài động vật hoang dã cũng sẽ chịu những tác hại tương tự nếu nhiễm PFAS.

Nghiên cứu của tổ chức trên cho thấy có hơn 40.000 cơ sở ô nhiễm công nghiệp có thể thải ra PFAS ở Mỹ - hàng chục nghìn các cơ sở chế tạo, bãi rác đô thị, các nhà máy xử lý nước thải, sân bay và các công trường, những nơi sử dụng bọt chữa cháy có PFAS là những nguồn tiềm ẩn thải PFAS vào các nguồn nước.

Các nhà khoa học kêu gọi các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần có hành động pháp lý cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị nhiễm PFAS.

Link gốc:

Bí ẩn rừng Amazon: Ngoại hình loài chim ám ảnh con người

Chúng là Potoo Potoo, chủ yếu sinh sống trong rừng rậm Amazon. Chim Potoo Potoo có ngoại hình ám ảnh, đáng sợ với đôi mắt to cùng cái miệng rộng. 

Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tách chiết thành công ARN từ hổ Tasmania, loài thú có túi ăn thịt sống ở Australia và tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ.

Cách cắt tỉa lông chó tại nhà

Nếu bạn muốn tự tay tạo kiểu lông cho cún cưng, hãy cẩn thận với kéo và tông đơ. Hãy chắc chắn bạn sử dụng đúng thiết bị và làm theo 5 bước sau. 

Hổ Bengal nuôi trong khu du lịch Vườn Xoài sinh 7 hổ con

Hai con hổ Bengal trong khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vừa đẻ theo phương pháp tự nhiên được 7 hổ con.

Phát hiện hươu cao cổ không đốm duy nhất trên thế giới

Đài CBS mới đây đưa tin sở thú Brights Zoo tại bang Tennessee, Mỹ vào ngày 31-7 đã chào đón một cô hươu cao cổ con không đốm cực kỳ quý hiếm.

Việt Nam lần đầu thả cặp chim hồng hoàng về tự nhiên

Sau bốn năm chăm sóc, phục hồi bản năng, sáng 21/8, tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cặp chim hồng hoàng được thả về tự nhiên.

Quảng Nam: Nghé con có hai đầu, ba mắt

Người dân đổ xô đến xem con trâu của gia đình nông dân ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình sinh nghé có hai đầu, ba mắt, hai miệng, hai lưỡi.

Giải mã giống gà đen từ xương đến nội tạng

Gà Ayam Cemani là một trong những sinh vật đen nhất hành tinh do đột biến gene kế thừa từ loài chim sống cách đây hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay. Nhờ đó họ phát hiện một loài mới: Promachocrinus fragarius

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC