Thứ Tư 29/03/2023 06:39

Trong nước

Cấm buôn bán một số loài rùa, thạch sùng mí, cá cóc sần

Thứ Tư 09:06 Ngày 28/08/2019
send email print

Ba đề xuất bảo vệ một số loài rùa, thạch sùng mí và cá cóc sần, đang bị đe dọa do nạn buôn bán thú cưng tăng cao, đã được Việt Nam đề xuất lên CITES COP 18.

Các loài rùa, thạch sùng mí, cá cóc sần quý hiếm được CITES COP 18 đưa vào phụ lục I để ngăn nạn buôn bán thú cưng độc, lạ.

Các loài rùa, thạch sùng mí, cá cóc sần quý hiếm được CITES COP 18 đưa vào phụ lục I để ngăn nạn buôn bán thú cưng độc, lạ.

Trong 6 đề xuất mà Việt Nam và các nước trình lên Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã lần thứ 18 (CITES COP 18) đã nhận được sự đồng thuận cao. Trong số này có ba đề xuất bảo vệ một số loài rùa, thạch sùng mí và cá cóc sần, đang bị đe dọa do nạn buôn bán thú cưng tăng cao, đáp ứng thị trường tiêu thụ thực phẩm "độc, lạ" của dân châu Á.  

Các nước thành viên đồng thuận chuyển ba loài rùa từ Phụ lục II lên Phụ lục I gồm: Rùa hộp Việt Nam (tên khoa học Coura picturata), Rùa Trung Bộ (tên khoa học Mauremys annamensis), và Rùa hộp bua-rê (hay còn gọi là rùa hộp trán vàng) (tên khoa học Coura bourreti).

Cả ba loài này đều nằm trong nhóm cực kỳ nguy cấp trong danh lục đỏ của IUCN. Hai loài đầu là loài đặc hữu chỉ phân bố tại Việt Nam. Mối đe doạ chính đến cả ba loài này là nạn săn bắt trộm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường buôn bán quốc tế các loài thú cưng độc, lạ và làm thực phẩm, mất môi trường sống. 

Có 13 loài thạch sùng mí thuộc giống Goniurosaura, phân bố chủ yếu tại Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có ba loài đặc hữu tại Việt Nam là Thạch sùng mí Cát Bà (tên khoa học Goniurosaura catbanensis), Thạch sùng mí Hữu liên (tên khoa học Goniurosaura huulienensis) và Thạch sùng mí lichtenfer (tên khoa học Goniurosaura lichtenfelderi) đều được đưa vào Phụ lục II của công ước. Quần thể thạch sùng mí đặc hữu tại Nhật Bản không nằm trong phụ lục này. 

Đối với 13 loài cá cóc châu Á giống Paramesotriton phân bố chủ yếu tại Việt Nam và Trung Quốc bao gồm một loài cá cóc nổi tiếng tìm thấy lần đầu tại vườn quốc gia Tam Đảo - Cá cóc Tam Đảo (tên khoa học Paramesotriton deloustali) cũng được xếp vào phụ lục II. 

Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Phụ lục CITES bao gồm:

Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát.

Theo VNE

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC