Thứ Tư 29/03/2023 07:25

Thời trang

Bỗng dưng thành tiêu điểm mạng nhờ chiếc bờm chống rét

Thứ Năm 15:01 Ngày 04/07/2019
send email print

Bạn có từng nghĩ đàn gia súc nhà mình cũng cần đeo bờm chống rét, tuy rằng đeo bờm lên nhìn chúng không khác danh hài là mấy.

Thời tiết khắc nghiệt là một trong những yếu tố khiến gia súc dễ mắc bệnh, hoặc tệ hơn là không thể sống sót. Những chú bê con nhỏ bé với thể trạng yếu ớt chắc chắn sẽ khó lòng vượt qua mùa đông lạnh lẽo nếu không có sự trợ giúp từ con người.

Gần đây, một tài khoản Twitter @ThisFarmingMan đã nghĩ ra sáng kiến đeo “bờm tai thỏ” - hay nói đúng hơn là chiếc bịt tai chống rét màu hồng siêu đáng yêu cho bê con. Sau đó, anh chàng này đã chụp ảnh "người mẫu" rồi đăng lên mạng khoe. Không ngờ tấm ảnh này đã ngay lập tức lan truyền như vũ bão và nhận về 170 nghìn lượt like, kéo theo hàng loạt những phiên bản chống rét “khó đỡ” khác từ cư dân mạng.

Chân dung chiếc bờm tai thỏ gây bão Twitter
Phiên bản vàng quý tộc
Phiên bản màu đỏ chân quê

Không chỉ đẹp và thời trang, những chiếc bịt tai này thật sự có thể bảo vệ lũ bê khỏi cái lạnh - tác nhân khiến một vài bộ phận trên cơ thể chúng bị đông cứng, hạ thân nhiệt và dẫn đến tử vong. “Sự tê cóng sẽ làm tổn hại các mô của cơ thể khi các mô này bị đóng băng” - bác sĩ W.Dee Whittier đã viết như vậy trong một bài báo có tên “Bê con và cái lạnh”.

Phần đầu mũi là nơi dễ bị đông cứng nhất. Phần tai và đuôi bị đông lạnh sẽ khiến ngoại hình của gia súc thay đổi, nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của chúng. Tuy nhiên, nếu một con bê bị đông cứng chân, chúng phải được gây mê, nếu không sẽ tử vong. 

Phiên bản nâng cấp có thêm tấm áo dày dặn
Còn đây là con tuần lộc chứ không phải con bê nữa rồi

“Bê con mới sinh dễ gặp rủi ro nhất, vì cơ thể chúng còn ướt và chúng có diện tích bề mặt lớn hơn so với tổng khối lượng cơ thể của chúng” - bác sĩ Whittier chia sẻ. Bê con chưa thể hoàn toàn duy trì nhiệt độ trong vài giờ đầu đời. So với những con trưởng thành, hệ thống tuần hoàn của bê sơ sinh ít có khả năng phản ứng lại trước những thay đổi về cái lạnh.

Điều kiện thời tiết có tác động lớn tới nguy cơ bị tê cóng và hạ nhiệt cơ thể, trong đó gió thường là yếu tố tác động lớn nhất. Hơi lạnh trong gió thường lạnh hơn vài độ so với nhiệt độ thật sự. Ngoài ra, hơi ẩm cũng tác động mạnh tới cái lạnh, bởi không khí ẩm có thể lấy đi hơi ấm từ động vật.

Những tấm ảnh khoe "mẫu" muôn hình vạn trạng trên internet
Đôi khi chiếc bờm chỉ có một màu xanh dương
Một màu xanh lục đơn sắc
Đôi khi là một màu xanh xanh, chấm thêm màu vàng...

Một số người còn nghĩ tới việc làm dăm ba đôi cho chó và mèo, hoặc làm bao tay cho con người. Nghe cũng ổn phết nhỉ!

Theo Boredpanda, kenh14

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC