Thứ Tư 29/03/2023 06:28

Bạn đã biết ?

Bò tót có thực sự 'nổi điên' khi nhìn thấy màu đỏ?

Thứ Bảy 16:01 Ngày 18/01/2020
send email print

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận loài bò tót gần như là mù màu. Chính vì vậy, khi người đấu sĩ tung tấm vải, bò tót không nhận ra miếng vải đó màu gì.

Giải mã bí ẩn bò tót có thực sự “nổi điên” khi nhìn thấy màu đỏ

Chúng “nổi điên” vì bị kích thích với động tác ve vẩy chiếc khăn của đấu sĩ.

Nếu như bạn đã từng theo dõi những trận đấu bò tót thì bạn sẽ nghĩ rằng bò tót rất ghét màu đỏ. Bởi khi các võ sĩ cầm tấm vải đỏ tung lên thì con bò phản ứng một cách dữ dội, nó hộc tốc chạy đến lao vào tấm vải mà chiến đấu như với kẻ thù...

Con vật to khỏe nặng đến hơn 800 ký bắt đầu bị kích động, lao như điên húc vào tấm khăn và tấn công người dũng sĩ. Với cặp sừng to và sức mạnh kinh khủng, con bò tót có thể hất văng một người đàn ông xa đến cả chục mét, thậm chí là giết chết luôn người đó.

Sự thật có phải loài bò tót ghét màu đỏ không? Nhưng sự thực thì bò tót không hề ghét màu đỏ, thậm chí chúng còn không thể biết màu đỏ là màu gì.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận loài bò tót gần như là mù màu. Màu đỏ mà chúng ta nhìn thấy thì chúng sẽ nhìn thành màu xám. Vì cấu tạo của giống loài quy định nên bò tót không thể "quét" hết được các màu trong dải quang phổ. Màu sắc rực rỡ nhất mà chúng có thể nhìn được là màu cam.

Chính vì vậy, khi người đấu sĩ tung tấm vải, bò tót không nhận ra miếng vải đó màu gì. Chúng “nổi điên” vì bị kích thích với động tác ve vẩy chiếc khăn của đấu sĩ.

Chúng bị kích động theo bản năng, nhất là khi tiếng reo hò la hét của đám đông người xem, kết hợp với sự “chọc ngoáy” liên hồi bởi các thanh kiếm trên tay đấu sĩ khiến bò tót... "phát rồ". Nó chiến đấu vì giận dữ và vì muốn bảo vệ lãnh thổ của mình.

Để chứng minh cho luận điểm này, chương trình Mythbusters của đài Discovery cũng đã làm một thử nghiệm đối với loài bò tót. Những người tham gia đã sử dụng 3 màu khăn khác nhau bao gồm đỏ, trắng và xanh dương và đưa trước mặt con bò. Ban đầu con bò không có phản ứng gì, tuy nhiên sau khi họ thử phe phẩy chiếc khăn, y như rằng, con bò bắt đầu bị kích động và xông vào tấn công.

Một bí mật lớn của bò tót mà rất ít người biết đó là: Mắt của chúng có thể nhìn được góc 330 độ trong khi mắt người chỉ nhìn tối đa được 170 độ. Bởi vậy, dù hai mắt của bò nằm ở hai bên nhưng nó vẫn có thể nhận biết được mọi thứ diễn ra trước mặt.

Bò tót (tên khoa học: Bos gaurus) là động vật thuộc bộ Guốc chẵn có lông màu sẫm và kích thước lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ và Đông Nam Á. Chúng có thể sinh sống ở dạng hoang dã hay đã được con người thuần hóa. Nó còn có tên gọi khác là bò rừng Mã Lai hay bò rừng bizon Ấn Độ.

Bò đấu Tây Ban Nha được dùng trong các trận đấu bò cực kỳ hung dữ, chuyên nuôi để phục vụ đấu bò. Con bò đã đấu một lần thì sẽ không được dùng tới bởi bò ra trận lần thứ hai thì không còn hung dữ như lần đầu nữa. Giống bò Toro Bravo là giống bò cổ chỉ dùng để thi đấu, có dáng hình lực lưỡng, nặng từ 400 đến 600 kg. Những con dùng cho các trận đấu được nuôi dưỡng không dưới bốn năm và rất hung dữ. Để luyện tính hung dữ cho bò đấu, chủ các trang trại nuôi bò Toro Bravo không bao giờ cho phép người lạ xuất hiện.

Theo Người đưa tin

Link gốc:

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

Bí ẩn loài sứa bí ẩn đỏ như máu ở Bắc Đại Tây Dương

Con sứa bí ẩn được các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương phát hiện ở độ sâu khoảng 70m, trong một chuyến thám hiểm đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn thiên vị với những đứa con trai?

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Sự thật về 'vua chuột'

Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC