Cá nhộng sa mạc (Cyprinodon macularis) là loài cá nhỏ, màu bạc, có thể sống tốt trong điều kiện khô hạn ở các hoang mạc.
Sa mạc không phải là nơi dễ sống. Nhiệt độ ban ngày có thể 'nướng chín' không ít sinh vật. Ngược lại khi về đêm, nhiệt độ giảm mạnh, gây rét cắt da thịt.
Trước những thử thách khắc nghiệt của môi trường sống, những động vật ở đây phải thay đổi ngoại hình một cách đặc biệt. Nhiều loài phát triển các lớp da, vảy với kết cấu lạ kỳ để giúp chúng có thể chống chịu thời tiết cực đoan và tích trữ được lượng nước ít ỏi trong cơ thể.
Một số đã tiến hóa các chi để có thể di chuyển nhanh chóng trên cát, đồng thời 'nâng cấp' đôi mắt để dễ hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Theo các nhà động vật học, những loài động vật sống trên cạn có vẻ ngoài độc đáo nhất thường được tìm thấy ở sa mạc. Vừa qua, tạp chí khoa học Live Science đã thống kê những sinh vật có ngoại hình lạ kỳ nhất cư ngụ ở sa mạc.
Cá nhộng sa mạc (Cyprinodon macularis) là loài cá nhỏ, màu bạc, có thể sống tốt trong điều kiện khô hạn ở các hoang mạc.

Cá đã tiến hóa để phát triển mạnh trong những vùng nước ít ỏi chảy qua các vùng khô cằn. Chúng cũng được tìm thấy ở biển Salton (California) và các chi lưu trên sông Colorado nằm ở vùng sa mạc của Mỹ, vốn có độ mặn cao.
Cá có thể sống trong môi trường nước có lượng muối từ ngọt đến 70 phần nghìn, trong khi đó phần lớn đại dương là có độ mặn từ 26 đến 34 phần nghìn. Chúng cũng có thể sống trong nước ở nhiệt độ lạnh xuống 4,4 độ C và nóng tới 42,2 độ C.
Mặc dù có sức sống dẻo dai, cá nhộng sa mạc đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Mỹ do bị đe dọa bởi sự du nhập của các loài không phải bản địa và mất môi trường sống.