Thứ Sáu 31/03/2023 11:12

Chăm sóc

Bệnh Parvo trên chó lây lan như thế nào?

Thứ Ba 12:31 Ngày 03/03/2020
send email print

Parvovirus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với chó bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp qua đường phân-miệng hay môi trường đất bị ô nhiễm. 

Tin bài liên quan:

Bệnh Parvo là gì và vì sao diễn tiến quá nhanh? 

Nồng độ virus cao được tìm thấy trong phân chó bị nhiễm bệnh, vì vậy khi một con chó khỏe mạnh chỉ cần ngửi phân 1 chó bệnh dính ở hậu môn là có thể mắc bệnh. 

Virus cũng có thể được đưa vào nhà hay chuồng trại qua giày dép bởi đã tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh, hay môi tường đất bị nhiễm virus do chó đi phân ngoài đất vô tình đi qua đạp phải mang virus vào chuồng trại vào nhà.

Nếu một con chó đã bị parvovirus trong nhà, tốt nhất nên cho cách ly và không nên nuôi lại con chó khác ít nhất 2 năm.

Có bằng chứng cho thấy virus có thể sống trong đất có tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp tới một năm. Nó chống lại hầu hết các sản phẩm làm sạch hoặc thậm chí thay đổi thời tiết nắng gắt hay mưa bão. 

Bởi vậy, bạn nên dọn dẹp khu vực bị nhiễm parvovirus. Trước tiên hãy nhặt và xử lý an toàn tất cả các chất hữu cơ (chất nôn, phân, v.v.), sau đó rửa kỹ khu vực đó bằng dung dịch thuốc tẩy gia dụng đậm đặc javel, thuốc diệt virus viskon. 

Nếu một con chó đã bị parvovirus trong nhà, tốt nhất nên cho cách ly và không nên nuôi lại con chó khác ít nhất 2 năm. Nếu có nuôi phải chích ngừa đủ 14 ngày mới được mang về nhà. 

Vì virus tồn tại lâu trong môi trường đất, khi giao mùa trời mưa lớn virus được đẩy lên mặt đất theo dòng nước lây lan cả khu vực rộng lớn chứ không còn giới hạn trong 1 nhà hay 1 trại giống. 

Ngoài ra do mật độ nuôi nhốt cao, trong đàn có nhiều con đã quá hạn tiêm phòng làm hàm lượng kháng thể chung toàn đàn giảm thấp là nguy cơ làm bùng phát dịch.
Do đó khi thấy được nguy cơ này, bác sĩ thú y thường khuyên bạn tái chủng ngừa sớm hơn so với thời gian quy đinh, hay lặp lại nhiều lần hơn. Có thể bạn nên tái chủng 3-5 lần thay vì 2-3 lần như các hộ nuôi chó riêng lẻ. 

Đặc biệt những giống chó Rottweilers, Pit Bulls, Labrador Retrievers, Doberman Pinschers, German Shepherds, English Springer Spaniels và Alaska Alaska sled, rất dễ bị bệnh Parvo. Các bạn nên tiêm chủng sớm từ lúc 6 tuần và nhắc lại 4-5 lần trong năm đầu tiên mới chắc chắn an toàn với bệnh Parvo trên các giống chó này. 

Bài 3: Chẩn đoán Parvovirus trên chó hiện nay như thế nào?

Để tri ân khách hàng, 10 độc giả comment nhanh nhất dưới bài viết này (gồm tên đầy đủ, số điện thoại) sẽ được tặng Sổ sức khỏe thú cưng của Bệnh viện thú y PETPRO đồng thời được miễn phí sử dụng lần đầu một trong các dịch vụ sau: Chích ngừa, sổ giun, siêu âm, chụp x-quang, xét nghiệm máu, grooming (tắm sấy, vệ sinh tai, cắt lông...) tại tất cả các chi nhánh của hệ thống Bệnh viện thú y PETPRO tại TP.HCM.

 

BS Thái Thị Mỹ Hạnh

Link gốc:

Tổng hợp những pha ngồi... bàn thờ siêu đỉnh

Gia chủ ngao ngán trước cảnh Quàng thượng, cún yêu ''an tọa' trên bàn thờ. Thay vì đánh đập, nhiều gia chủ phải tự bảo vệ lấy bàn thờ của mình trước kẻ xâm lấn.

90 tuổi sinh con đầu lòng: Loài nào mà vô địch vậy?

Cụ rùa Pickles, cùng họ với rùa Astrochelys radiata, đã sống cùng người bạn đời của mình (53 tuổi) từ năm 1996 và đón lứa con đầu tiên hồi tháng 2 vừa qua.

Những động vật chung tình nhất quả đất

Những động vật này yêu nhau say đắm, chung tình. Có loài sau khi "yêu nhau" sẽ gắn bó với nhau trong rất nhiều năm cho đến khi 1 trong 2 con chết.

Thiên nhiên kỳ thú: Vì sao cò Shoebill ăn thịt được cả linh dương và cá sấu?

Ở châu Phi, bên cạnh đà điểu có khả năng chạy nhanh thì tại các đầm lầy có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn gọi là cò mỏ giày.

Bí ẩn đại dương: Loại cá đi bộ ở độ sâu 3.000m dưới đáy biển

Các nhà làm phim tài liệu tự nhiên Blue Planet II của BBC ghi lại hình ảnh một loài cá có chân dưới đáy biển, theo Long Room.

'Mực ngoài hành tinh' khổng lồ dài 8m tưởng chỉ có trong phim 

Mực Mangapinna, còn được gọi là với cái tên mực tay dài, có chiều dài cơ thể lên đến 8m, sở hữu các xúc tu lớn gấp 5 đến 20 lần kích thước cơ thể chúng.

Sứa ma khổng lồ săn mồi ở độ sâu gần 1.000 m

Tàu ngầm điều khiển từ xa giúp nhà nghiên cứu có cơ hội quan sát sứa ma bắt mồi với cánh tay miệng dài hơn 10 m ở vùng biển sâu.

Bí ẩn đại dương: Phát hiện 'cá ngoài hành tinh' kỳ dị

Một loài cá 'ngoài hành tinh' kỳ dị đã được phát hiện ở độ sâu hơn 600m dưới lòng đại dương ngoài khơi California, Mỹ. Chúng được gọi là cá mắt thùng.

Chạm trán loài bạch tuộc trong suốt hiếm thấy ở biển Thái Bình Dương

Loài bạch tuộc thủy tinh có thân hình trong suốt hiếm thấy đã được phát hiện ở vùng nước sâu biển Thái Bình Dương, có tên khoa học là Vitreledonella richardi.

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC