Thứ Hai 11/12/2023 00:36

Quốc tế

Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại

Thứ Hai 07:30 Ngày 25/01/2021
send email print

Trong một môi trường khắc nghiệt không còn cách nào khác để sinh tồn, chim sẻ ở một quần đảo ngoài khơi Ecuador đã học được cách hút máu.

Khi nhắc đến những sinh vật hút máu, đa số chúng ta sẽ nhớ ngay đến ma cà rồng. Nhưng sự thật thì ma cà rồng chỉ là một sinh vật hư cấu. Ngoài đời thực thì sao, bạn có thể kể ra bao nhiêu loài sinh vật hút máu?

Bắt đầu từ dễ đến khó, chúng ta có muỗi, đỉa, ruồi trâu, rệp, bọ xít hay một loài dơi được mệnh danh là dơi ma cà rồng ở Nam Mỹ. Những con chim sẻ thì sao? Ít ai nghĩ một loài chim nhỏ và đáng yêu như chim sẻ cũng có một phân loài chuyên hút máu.

Nhưng chúng có thực, thậm chí còn được đặt tên là chim sẻ Darwin (Darwin’s finches), bởi chính nhà sinh học người Anh Charles Darwin đã tìm kiếm ra loài chim sẻ này như một ví dụ cho thuyết tiến hóa của mình.

Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại - Ảnh 1.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chim sẻ Darwin lại tiến hóa để trở thành một kẻ chuyên hút máu những loài chim khác lớn hơn? Đến tận bây giờ, thế hệ các nhà sinh học đi sau Darwin 200 năm mới tìm ra câu trả lời cho điều đó.

Chim sẻ ở quần đảo Galápagos

Những con chim sẻ hút máu được tìm thấy ở Galápagos, một quần đảo núi lửa ngoài khơi Ecuador, cách đất liền khoảng 1.000 km. Sự cô lập của khu vực này vô tình biến Galápagos trở thành một thiên đường đa dạng sinh thái. Bằng một cách nào đó, nếu một sinh vật đến được quần đảo Galápagos, chúng phải học cách thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở đây nếu không muốn bị tuyệt chủng.

Loài chim sẻ hút máu ở Galápagos lần đầu tiên được phát hiện bởi Charles Darwin, trong khi ông có chuyến hành trình nổi tiếng trên tàu HMS Beagle. Chúng đã phát triển lên từ cùng một tổ tiên với chim sẻ.

Sẻ là một loài chim có một gia đình rất đa dạng. Mỗi loài sẻ lại có một kích thước và hình dáng mỏ khác nhau cho phép chúng khai thác các loại thực phẩm khác nhau. 

Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại - Ảnh 2.

 

Ví dụ, loài chim sẻ xương rồng có mỏ dài và mỏng, cho phép chúng có thể hút được mật hoa xương rồng. Một số loài chim sẻ khác có mỏ nghiền hạt tốt hơn, trong khi những loài sẻ còn lại phát triển mỏ ăn côn trùng hoặc thực vật tốt hơn.

Vì vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi quần đảo Galápagos cũng có rất nhiều loài sẻ. Nhưng chim sẻ hút máu thì chỉ có một, chúng được tìm thấy trên hai hòn đảo, Wolf và Darwin nằm ở phía cực bắc. 

Từ loài sẻ cộng sinh, ăn ký sinh trùng...

Wolf và Darwin là hai đảo rất nhỏ, với diện tích chưa đầy một dặm vuông. Giữa các hòn đảo này với các đảo lớn cách nhau khoảng 100 dặm đường biển khiến nước ngọt ở đây cực kỳ hiếm và một số thực phẩm có thể biến mất hoàn toàn trong mùa khô.

Dựa theo các bằng chứng tiến hóa, các nhà sinh vật học cho biết tại một thời điểm nào đó cách đây khoảng 500.000 năm, đảo Wolf và Darwin đã chào đón một làn sóng di cư của một loạt các loài chim bao gồm vịt biển Nazca, vịt biển chân đỏ và cả chim sẻ.

Là một loài chim nhỏ sống trong môi trường thức ăn khan hiếm, ban đầu, chim sẻ trên hai hòn đảo này đã tiến hóa để ăn các ký sinh trùng có trong lông và trên da vịt biển. 

Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại - Ảnh 3.

 

Đây là kiểu cộng sinh tương hỗ: vịt biển được hưởng lợi từ việc dọn sạch ký sinh trùng, và chim sẻ có thêm một nguồn thực phẩm để thay thế cho chế độ ăn mật hoa, hạt và côn trùng, những loại thực phẩm thông thường của chúng có thể biến mất trong mùa khô ở đảo Wolf và Darwin.

Nhưng vô tình thay, việc dùng một chiếc mỏ nhọn mổ trên da vịt biển đã tạo ra những vết thương rỉ máu. Tại một thời điểm nào đó, những con chim sẻ đã bắt đầu biết ăn máu của vịt biển, và từ đó, chúng cảm thấy bản thân thích hợp với nguồn thực phẩm này.

...đến những kẻ hút máu chuyên nghiệp

Đó là lúc những con sẻ ăn ký sinh trùng tiến hóa thành sẻ hút máu. Chúng thậm chí dần dần học được cách đục thủng da vịt biển hiệu quả, nhắm vào những lỗ chân lông non. Tiến hóa một lần nữa ủng hộ chúng bằng cách biển đổi mỏ của sẻ hút máu trở nên nhọn và dài hơn, so với tất cả các loài sẻ anh em còn lại trên quần đảo Galápagos.

Hệ tiêu hóa của sẻ hút máu cũng dần thay đổi theo chế độ ăn của chúng. Bên trong đường ruột của loài sinh vật này, các nhà khoa học tìm thấy những vi sinh vật sống trong một môi trường chuyên hấp thụ chất dinh dưỡng từ máu tươi.

Bằng chứng nghiệt ngã của tiến hóa: Chim sẻ cũng phải trở thành loài hút máu để tồn tại - Ảnh 4.

 

Nhưng điều thú vị nhất mà các nhà khoa học nhận thấy là gì? Sẻ hút máu ở quần đảo Galápagos đã tiến hóa một cách hoàn hảo để trở thành một sinh vật ký sinh. Điều đó có nghĩa là mặc dù hút máu vịt biển để sống, chúng chỉ tạo ra các vết thương nhỏ mà không ảnh hưởng đến tính mạng của những con vịt biển.

Sẻ hút máu biết vịt biển là vật chủ của chúng, nếu vật chủ chết, chúng cũng có thể sẽ chết vì không còn nguồn thức ăn. Do đó, những con chim sẻ này không bao giờ gây ra vết thương lớn trên người vịt biển, hoặc khiến chúng bị nhiễm trùng và chết.

Đến lúc này, bạn có thể hỏi thế những con vịt biển cảm thấy sao? Quan sát quần thể vịt biển ở Galápagos, các nhà khoa học cho biết chúng có thể cũng coi sẻ hút máu là một loài phiền toái và khó chịu, giống với con người khi nhìn thấy muỗi.

Những con vịt biển không ưa gì loài sẻ này, nhưng vì số lượng của chúng quá nhiều, đôi khi vịt biển sẽ mệt mỏi với việc bay đi và trốn tránh lũ sẻ. Chúng đơn giản là để mặc lũ sẻ hút máu của mình. Hiếm có lúc nào vịt biển xua đuổi chim sẻ hút máu một cách quyết liệt hay cùng nhau phản kháng lại chúng.

Điều đó khiến những con chim sẻ Darwin càng sinh sôi nảy nở. Chúng được bắt gặp từ phía sau những ống kính của nhiếp ảnh gia khoa học, đứng chễm trệ trên lưng vịt biển với cái mỏ đầy máu, đỏ chót. Trong khi những con vịt biển hiền lành chỉ đứng một chỗ đến khù khờ và cam chịu.

Theo vietbao.vn  

Link gốc: https://vietbao.vn/the-gioi-dong-vat-47/bang-chung-nghiet-nga-cua-tien-hoa-chim-se-cung-phai-tro-thanh-loai-hut-mau-de-ton-tai-43090.html?fbclid=IwAR37PcFP_b12CdbWmfNCK4vCyeAZ0PgRg4tOOlmII-wMsVjs8M00sEP0dUo

Quán thịt chó lâu năm nhất Hội An đồng ý đóng cửa

Chính quyền thành phố Hội An và tổ chức Four Paws đã vận động thành công một trong những quán thịt chó, mèo lâu năm nhất tại địa phương đóng cửa.

Hàn Quốc lên kế hoạch cấm ăn thịt chó từ 2027

Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) - Đảng cầm quyền Hàn Quốc - tuyên bố sẽ thông qua dự luật cấm ăn thịt chó trong năm nay và dự kiến triển khai từ năm 2027.

Mèo 'dậy' mùi khó chịu, phải làm gì?

Mèo vốn dĩ là loài sạch sẽ, thường xuyên tự vệ sinh. Nhưng vào mùa hè, chúng vẫn bốc mùi như thường. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp nào cho Sen?

12 năm tù cho đối tượng vận chuyển trái phép sừng tê giác và ngà voi

Ngày 20/11/2023, TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt 12 năm tù cho đối tượng Ninh Bá Điền (Bắc Giang) về tội vận chuyển trái phép sừng tê giác và ngà voi.

Cá siêu đen hiếm gặp bơi ở độ sâu gần 800 m

Các nhà khoa học Mỹ đa ghi hình một con cá cần câu siêu đen với khả năng hấp thụ ít nhất 99,5% ánh sáng ở vùng biển sâu ngoài khơi California.

Cách khử mùi hôi khủng khiếp của nước tiểu chó mèo

Các Sen chủ yếu ở chung cư nsẽ không tránh được tình trạng chó mèo tiểu một cách vô tổ chức. Vậy làm sao để khử được mùi hôi khủng khiếp này? 

Đồng Tháp chi 185 tỷ đồng bảo tồn 100 sếu đầu đỏ như thế nào

Địa phương dùng 56 tỷ đồng chuyển giao sếu, gầy đàn và sinh sản, số còn lại cải tạo, phục hồi sinh thái, xây mô hình nông nghiệp bền vững để đàn chim phát triển

Chó canh giữ xác chủ gần hai tháng trên núi

Cảnh sát phát hiện thi thể người đàn ông mất tích 7 tuần trong chuyến leo núi, con chó đi cùng ông sống sót và đứng canh bên xác chủ.

Phòng ốc dậy mùi thú cưng, phải làm sao?

Nhiều gia đình nuôi chó mèo luôn phải chịu đựng mùi thú cưng, từ mùi phân đến mùi của chính chủ. Phải làm sao để hạn chế mùi khó chịu này?

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC