Thứ Bảy 23/09/2023 21:20

Trong nước

97.000 thư kêu gọi 'Hãy cho gấu một cuộc sống tốt đẹp hơn'

Thứ Sáu 12:22 Ngày 15/11/2019
send email print

Ngày 15/11 tại Hà Nội, ENV tổ chức buổi lễ trao giải cho 8 cá nhân và 2 tập thể xuất sắc nhất tham dự cuộc thi viết thư kêu gọi bảo vệ gấu.

Em Phan Huy Chiến - đạt giải nhất cuộc thi bậc THCS

Cuộc thi đã nhận được 97.184 bức thư đến từ 910 trường THCS và THPT trên cả nước. Đây là cuộc thi do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phát động nhằm kêu gọi các chủ gấu chấm dứt việc nuôi nhốt gấu lấy mật và chuyển giao gấu đến các trung tâm cứu hộ.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cho biết: “ENV rất bất ngờ và vui mừng trước sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với công tác bảo vệ gấu. Những “tâm thư” được các em viết gửi đến chủ gấu với mong muốn cho gấu một cuộc sống tốt đẹp hơn tại các trung tâm cứu hộ rất đáng trân trọng.”

Em Nguyễn Lan Phương đạt giải nhất cuộc thi bậc THPT

Những bức thư gửi cho các chủ gấu được thể hiện theo nhiều phong cách khác nhau; có bức thư là lời tâm sự của một cô con gái gửi bố là chủ nuôi gấu; có bức thư được thể hiện như một bản luận tội đanh thép mà gấu gửi đến kẻ giam cầm mình; có bức thư lại là những vần thơ chan chứa tình cảm của gấu con bị chia lìa khỏi gia đình; có bức thư tác giả gửi từ trong tương lai cho chính mình chứa đựng nhiều sự day dứt, ân hận. 

Như nhiều cuộc thi khác do ENV phát động, lễ trao giải sẽ không phải là điểm cuối cùng của chiến dịch này mà chỉ là sự khởi đầu chuỗi những hoạt động có ý nghĩa tiếp theo để thúc đẩy chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. 

Trao giải cho các em đạt giải cuộc thi viết thư cho chủ gấu

ENV sẽ tiếp tục sử dụng những thông điệp trong các bức thư trong các chiến dịch truyền thông gửi đến chủ gấu. Những thông điệp này cũng sẽ được chia sẻ rộng rãi qua các kênh truyền thông của ENV nhằm khuyến khích cộng đồng giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu cũng như cùng tham gia vận động chủ gấu tự nguyện chuyển giao gấu đến các trung tâm cứu hộ.

Tính đến nay, cả nước đã có 26 tỉnh thành không còn gấu nuôi nhốt. Con số này là 34 nếu tính cả những tỉnh thành chỉ còn gấu tại các cơ sở du lịch sinh thái hoặc vườn thú. Chỉ riêng trong năm 2019, 31 cá thể gấu đã được tịch thu hoặc tự nguyện chuyển giao đến các trung tâm cứu hộ. Hy vọng, tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam sẽ sớm chấm dứt hoàn toàn. 

Để thúc đẩy chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu và bảo vệ gấu ngoài tự nhiên, ENV kêu gọi cộng đồng tiếp tục cam kết nói không với mật gấu và sản phẩm từ gấu. 

Cuộc thi viết thư “Hãy cho Gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” là một phần trong khuôn khổ hợp tác của nhóm các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ gấu, bao gồm Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới, Tổ chức Four Paws và ENV nhằm thúc đẩy chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam

Năm 2005, Việt Nam có khoảng 4.300 cá thể gấu bị nuôi nhốt trên khắp cả nước

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam triển khai chương trình đăng ký và gắn chíp điện tử cho gấu nuôi nhốt nhằm từng bước chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Bất kỳ cá thể gấu mới nào phát sinh sau thời điểm đăng ký trên được coi là bất hợp pháp và cần phải bị tịch thu 

Tổng số gấu nuôi nhốt ở Việt Nam hiện nay, không kể gấu ở các trung tâm cứu hộ là khoảng gần 700 cá thể  

Theo một nghiên cứu của ENV công bố năm 2015, nhu cầu tiêu thụ mật gấu ở Việt Nam năm 2014 đã giảm trên 60% so với 5 năm trước đó

Hiện Việt Nam có 03 trung tâm cứu hộ gấu chuyên biệt, theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Tam Đảo được vận hành bởi Tổ chức Động vật Châu Á, Trạm cứu hộ gấu Cát Tiên do tổ chức Free The Bears quản lý và Cơ sở Bảo tồn Gấu Ninh Bình của tổ chức Four Paws. Ngoài ra, một số trung tâm cứu hộ khác do Nhà nước quản lý cũng tiếp nhận và chăm sóc gấu được chuyển giao.

 

Lê Hiền

Link gốc:

Bí ẩn rừng Amazon: Ngoại hình loài chim ám ảnh con người

Chúng là Potoo Potoo, chủ yếu sinh sống trong rừng rậm Amazon. Chim Potoo Potoo có ngoại hình ám ảnh, đáng sợ với đôi mắt to cùng cái miệng rộng. 

Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tách chiết thành công ARN từ hổ Tasmania, loài thú có túi ăn thịt sống ở Australia và tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ.

Cách cắt tỉa lông chó tại nhà

Nếu bạn muốn tự tay tạo kiểu lông cho cún cưng, hãy cẩn thận với kéo và tông đơ. Hãy chắc chắn bạn sử dụng đúng thiết bị và làm theo 5 bước sau. 

Hổ Bengal nuôi trong khu du lịch Vườn Xoài sinh 7 hổ con

Hai con hổ Bengal trong khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vừa đẻ theo phương pháp tự nhiên được 7 hổ con.

Phát hiện hươu cao cổ không đốm duy nhất trên thế giới

Đài CBS mới đây đưa tin sở thú Brights Zoo tại bang Tennessee, Mỹ vào ngày 31-7 đã chào đón một cô hươu cao cổ con không đốm cực kỳ quý hiếm.

Việt Nam lần đầu thả cặp chim hồng hoàng về tự nhiên

Sau bốn năm chăm sóc, phục hồi bản năng, sáng 21/8, tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cặp chim hồng hoàng được thả về tự nhiên.

Quảng Nam: Nghé con có hai đầu, ba mắt

Người dân đổ xô đến xem con trâu của gia đình nông dân ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình sinh nghé có hai đầu, ba mắt, hai miệng, hai lưỡi.

Giải mã giống gà đen từ xương đến nội tạng

Gà Ayam Cemani là một trong những sinh vật đen nhất hành tinh do đột biến gene kế thừa từ loài chim sống cách đây hàng trăm hoặc hàng nghìn năm.

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay. Nhờ đó họ phát hiện một loài mới: Promachocrinus fragarius

ĐỌC NHIỀU TRONG NGÀY
CÙNG CHUYÊN MỤC